“Tôi là một người đàn ông già và tôi đã biết đến vô số rắc rối, nhưng phần lớn chúng chưa bao giờ xảy ra.” – Mark Twain
Lo lắng là gì? Lo lắng là một cảm giác khắc khoải mạnh mẽ. Đó là nỗi sợ về những điều không biết – suy nghĩ rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra.
Ta có thể quan tâm đặc biệt đến những sự việc tương lai. Ta có thể thực hiện những cuộc độc thoại tiêu cực với tất cả những viễn cảnh tệ hại nhất. Rất nhiều ý nghĩ được bắt đầu bằng…
“Ước gì…
Mình được ở nhà
Mình đã nói ra điều đó
Mình đưa ra quyết định ngược lại”
Hoặc là
“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…
Mình gặp tai nạn?
Mình bị sa thải?
Con gái mình có thai?
Mình bị bệnh?”
Lo lắng là một hành vi – một lối nghĩ quen thuộc.
Nếu cha mẹ bạn là những người lo lắng kinh niên, rất có khả năng là bạn sẽ lây nhiễm nó sang chính con cái bạn. Bởi lẽ lo lắng là một hành vi quen thuộc, bạn phải có khả năng vượt qua nó – để thay thế bằng một thói quen tích cực hơn.
Vậy ta lo lắng về điều gì?
Nói về lo lắng, nghiên cứu đã chỉ ra những số liệu thống kê sau:
40% chẳng bao giờ xảy ra – vậy nên nhìn chung ta đang lãng phí thời gian với việc lo lắng.
30% những gì ta lo lắng đã xảy ra rồi. Học cách “quên đi” và tha thứ cho chính bạn cũng như những người khác. Bạn không thể thay đổi quá khứ – không ai làm được điều đó. Hãy chấp nhận nó và bước tiếp.
12% là những nỗi lo không cần thiết, như là những gì người khác nghĩ về chúng ta.
10% là những điều nhỏ nhặt, không quan trọng như việc lo ăn gì cho bữa tối, đến muộn, ăn mặc ra sao…
8% những gì ta lo ngại thực sự xảy ra. Trong đó…
4% những âu lo xảy ra là ngoài tầm kiểm soát của ta. Ta không thể thay đổi kết quả. Những nỗi lo này có thể bao gồm sức khỏe, cái chết của người thân yêu hay một thảm họa thiên nhiên đang thường trực. Đôi khi thực tế của nó hóa ra lại dễ chịu đựng hơn là nỗi lo lắng.
4% còn lại ta có một ít nếu không muốn nói là toàn quyền kiểm soát kết quả. Về cơ bản tôi cho rằng đây là kết quả của sự hành động hay không hành động với những vấn đề hay thách thức mà ta phải đối mặt.
Với những số liệu thống kê trên, bạn nên dành thời gian để tự hỏi mình những câu sau:
- Đã bao lần ta điên đảo vì một tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình?
- Tại sao tất cả chúng ta đều để nỗi lo chi phối quá nhiều đến phát bệnh?
- Tại sao ta lại hao hơi tổn sức cho những lo lắng không đâu?
Tôi không thể trả lời những câu hỏi này giúp bạn. Điều tôi có thể làm là đề xuất một số giải pháp để chế ngự lo lắng. Chính bạn là người quyết định có dừng thói quen lo lắng lại hay không.
Làm cách nào bạn có thể ngăn cản hay cắt giảm nỗi lo lắng?
“Lo lắng một ít mỗi ngày và suốt cuộc đời, bạn sẽ mất đi một vài năm. Nếu chuyện gì đó không ổn, thu xếp chúng nếu có thể. Lo lắng chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. ” – Mary Hemingway
- Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất – Hi vọng điều tốt đẹp nhất.
Điều này xuất phát từ lời khuyên của Dale Carnegie trong cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống”. Chấp nhận khả năng cho điều tồi tệ nhất và hành động cải thiện nó.
- Giữ mình luôn bận rộn.
Khi bạn thấy mình bắt đầu lo lắng – giữ cho mình bận bịu với danh sách những việc cần làm. Nếu bạn chưa có một danh sách như vậy – hãy viết một cái. Liệt kê những mục đích và hành động cụ thể để đạt được chúng. Một trong những lợi ích của danh sách này là bạn sẽ dừng lo lắng về việc bỏ quên những điều quên trọng.
- Làm sao nhãng chính bạn.
Gọi cho một đứa bạn. Đọc một cuốn sách hay. Xem một bộ phim hài. Đưa bọn trẻ đi công viên. Đi tản bộ. Có vô số thứ để làm.
- Nhận sự ủng hộ.
Bạn bè và gia đình có thể là một nguồn hỗ trợ. Đặc biệt nếu họ họ nói cho bạn biết cách họ nhìn nhận mọi thứ. Đôi khi chỉ nói tuôn ra là lo lắng cũng tự nhiên biến mất
- Đưa ra một quyết định.
Nếu bạn đang lo lắng về một vấn đề cá nhân hay vấn đề kinh doanh – vậy thì đã đến lúc đưa ra quyết định. Một khi bạn quyết định phải làm gì, bạn sẽ bắt đầu hành động để đạt kết quả cao nhất có thể.
- Đối đầu trực diện với vấn đề.
Thường thì không phải bản thân vấn đề gây lo lắng cho bạn, mà là sự lường trước vấn đề. Những người khác sẽ bị ảnh hưởng hay phản ứng ra sao? Giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt.
- Luyện tập thư giãn.
Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian hoàn toàn thư giãn. Nhắm mắt lại, hít sâu vào qua mũi và ra từ miệng. Với mỗi hơi thở, tự nhủ bản thân hãy thư giãn. Bài tập này chỉ mất vài phút và sự căng thẳng sẽ ra khỏi cơ thể bạn.
- Nghe đĩa CD.
Đó có thể là loại nhạc ưa thích, CD sóng não hay băng ghi âm có nội dung thay đổi thái độ được thiết kế để xua tan những băn khoăn, lo lắng . (Những cái này không phải là thôi miên hay kích thích cảm giác – nhưng dĩ nhiên bạn có thể chọn những loại băng đĩa này).
- Ghi chép sự việc hằng ngày.
Sau khi viết ra mọi thứ bạn lo lắng trong một quyển sổ ghi chép, hầu hết mọi người cảm nhận một chút gì đó hết sức nhẹ nhõm. Trong khi viết, bạn khám phá ra những gì bạn đang thực sự lo sợ, và từ đó bạn có thể làm việc một cách khách quan để cải thiển tình hình.
- Chăm sóc bản thân.
Hãy nghỉ ngơi nhiều vào. Có một chế độ ăn uống khỏe mạnh và tập thể dục đều đặn. Khi bạn nuôi dưỡng cơ thể và đầu óc, xem xét mọi thứ dường như dễ dàng hơn. Việc giải quyết những điều không mong muốn xảy đến cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
- Đong đếm niềm vui.
Bạn có nhiều thứ cần phải cảm ơn. Nhìn quanh xem… Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời. Bạn có thể biết ơn vì sức khỏe, gia đình, trí tuệ, quê hương, công việc, chương trình TV và thậm chí chiếc lò vi sóng!
- Điều khiển ý nghĩ.
Ý thức được những suy nghĩ của bạn và sẵn sàng thay thế lo lắng với những suy nghĩ tích cực. Luôn sẵn sàng với một ý nghĩ hay câu nói tích cực, như là “Sự điềm tĩnh là cái nôi của quyền lực” (Josiah Gilbert Holland).
Có nhiều phương pháp bạn có thể sử dụng để ngăn ngừa lo lắng. Điều quan trọng là vận chúng một cách kiên định cho đến khi hành vi mới trở thành một thói quen.
Nguồn : 12 Techniques to Stop Worrying