Nỗi sợ có thể thúc đẩy bạn hoặc bóp nghẹt bạn.
Nó là một động lực thúc đẩy đầy quyền năng.
Bạn muốn lắng nghe nó khi nó đang cảnh báo bạn trước những mối hiểm nguy, nhưng đôi khi bạn vẫn cần giảm âm xuống.
Liều lĩnh là điều nguy hiểm, và nếu bạn muốn thúc đẩy mình tiến lên, bạn sẽ phải mạo hiểm.
Quyết định liệu nỗi sợ hãi có đang kéo bạn lại
Liệu có thể nào nỗi sợ đang bóp nghẹt những ước mơ của bạn?
Đây là một chuỗi câu hỏi để đánh giá liệu nỗi sợ có đang ngăn cản bạn khỏi việc nhận ra giấc mơ của mình:
1. Bạn có sợ thất bại không?
2. Bạn có sợ những gì người khác nghĩ không (hay tỏ ra ngu ngốc)?
3. Bạn có sợ tiến lên trước chỉ vì những quan ngại tài chính?
4. Nghĩ về việc bắt đầu những công việc để bắt đầu ước mơ của bạn có khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng hay bị quật ngã?
5. Bạn có thích sự thoải mái của việc “làm những gì an toàn”?
Dĩ nhiên, những câu hỏi trên không mang tính khoa học. Tất thảy chúng ta đều cảm thấy những nỗi sợ này. Ở một mức độ nào đó, phần lớn chúng ta đối mặt với những nỗi sợ 1 và 2 gần như mỗi ngày.
Nếu bạn nói có với phần lớn những câu hỏi trên, nỗi sợ có lẽ đang bóp nghẹt những ước mơ của bạn. Và tiếp theo là….
Contents
Cách Để Vượt Qua Nỗi Sợ Và Nhận Ra Ước Mơ Của Bạn
Đây là những điều bạn có thể làm để vượt qua nỗi sợ của chính mình:
1. NHẬN DIỆN NỖI SỢ
Hãy đi sâu vào cụ thể những gì đang làm bạn sợ hãi. Phải chăng nó là sự không tán đồng của một người nào đó? (Liệu họ có thực sự quan tâm?)
Có phải sự chỉ trích mình đến từ bên trong bạn?
Có phải đó nỗi sợ thất bại bẽ mặt?
Đọc thêm bài : 7 Lý do truyền cảm hứng để bạn đi theo tiếng gọi trái tim mình.
2. ĐÁNH GIÁ LIỆU NÓ CÓ THẬT HAY KHÔNG
Hãy nhìn thật kĩ vào nỗi sợ của bạn. Liệu nó có từ bên ngoài hay từ trong chính con người bạn?
Ví dụ như, việc sợ mất tiền hay sợ bị thương là điều hợp lí và có thực. Bạn phải quan sát và quyết định xem liệu những gì bạn muốn thử có phải là điều gì đó bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Có phải những gì bạn sợ xuất phát từ bên trong? Tự mình thêu dệt nên? Những cảm xúc và ý nghĩ này không đúng đắn hay có thực. Bạn nhất định đang trải nghiệm chúng. Nhưng nếu chúng không đến từ bên ngoài, chúng không hẳn là một mối đe dọa thực sự ngoại trừ việc kiểm soát bạn khỏi việc làm tan vỡ giấc mơ của bạn.
“Nỗi sợ sâu sắc như tâm trí cho phép.” – Ngạn ngữ Nhật Bản
3. SỰ TIẾP XÚC
Để đánh bật nỗi sợ của bạn một cú knock-out, bạn không thể chạy trốn khỏi nó. Bạn phải đối mặt với nó và cho phép mình tiếp xúc với nó.
Những người sợ nói chuyện trước công chúng sẽ cần tiếp xúc mình với điều đó. Những người sợ bay phải bước lên máy bay. Nhất định là, có những bước khác như vậy, nhưng việc không bao giờ nỗ lực, không bao giờ đối mặt sẽ không bao giờ trao cho bạn cơ hội để hoàn toàn đương đầu với những gì bạn sợ hãi.
“Nỗi sợ lớn nhất của chúng ta không nên là thất bại mà là ở việc thành công trong những lĩnh vực không thực sự quan trọng trong cuộc sống.” – Francis Chan
4. LẬP KẾ HOẠCH
Những người với niềm tin cao độ về việc hoàn thành ước mơ của họ là những người chuẩn bị và tính toán kĩ lưỡng.
Khi bạn đối mặt với nỗi sợ, chạy trốn là chuyện dễ dàng. Điều đó thường thoải mái hơn việc nhìn chằm chằm vào chúng.
Tuy nhiên, thường thì, đó không phải những gì ta phải làm.
Bạn không kêu lên. Bạn chẳng la hét. Bạn suy nghĩ. Bạn chuẩn bị. Và nếu bạn lên kế hoạch. Nếu bạn muốn đối diện và vượt qua nỗi sợ, đó là điều bạn phải làm.
“Kẻ nghiệp dư tin rằng anh ta trước hết cần vượt qua nỗi sợ của mình; sau đó anh ta có thể làm việc của mình. Người chuyên nghiệp biết rằng nỗi sợ có thể không bao giờ được vượt qua. Anh ta biết chẳng hề có những điều như chiến binh quả cảm hay một nghệ sĩ không biết sợ là gì.” – Steven Pressfield