Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng?
Khi còn là học sinh, tôi thường được dạy: “Cố mà học cho giỏi, về sau sẽ sướng con ạ!” Rất nhiều người đã nói với tôi câu này, và tôi thấy rất nhiều người cũng đã được nghe câu nói nổi tiếng này.
Hồi đó mỗi lần giải được bài toán mà các bạn trong lớp bó tay tôi sướng lắm, hãnh diện lắm. Cảm giác được giải thích cho những người bạn xung quanh mình nó khó tả lắm. Những câu cảm ơn gần nửa đêm, kiểu nước đến chân mới nhảy. Sáng mai phải nộp bài, nhưng nhất quyết sắp đi ngủ mới lôi ra làm, và khi không làm được lại đi nhờ loạn lên… Trước khi nhờ vả được thì mặt dài ngoẵng ra, mắt chớp chớp mồm đớp đớp, tỏ vẻ rất đáng thương. Nhờ được, làm được phát thì coi như là đại thắng lợi. Mai đến trường thì cứ gọi là vênh vang, sao phải ngại? Nhưng kết quả thì thường là tỉ lệ nghịch… Làm ăn kiểu chộp giựt đấy dĩ nhiên là không thể tốt rồi!
Bảng điểm của tôi thì không cao, thích thì học bằng được, thấy nhạt phát là nghỉ, bảo sao không cao! Những môn tôi thích thì đứng top trong lớp là chuyện bình thường. Nhưng ngược lại về thành tích trốn học thì cũng đứng top trong khối. Chả là trong trường có vài kì nhân dị sĩ, tính thời gian nghỉ không phải bằng tiết mà tính theo tháng… Những dạng đấy tôi chấp không nổi, cho nên không thèm chấp! Kỉ niệm thời học sinh nó là vậy đấy!
Quay lại cái sự học, hồi ngày ngày cắp đít đến trường, in cả mặt vào bàn tại vì hay ngủ trong lớp mà vẫn chưa bao giờ trả lời được câu hỏi: “Mai này mình sẽ làm gì để sống?” Mà đùa chứ, tôi cũng chẳng nhớ được là có thật sự tôi đã tự hỏi mình câu này bao giờ chưa! Thành thật với bản thân thì có lẽ là chưa. Nhưng tôi vẫn luôn cực kì tự tin rằng, mai này mình sẽ có một cuộc sống sung sướng: Nhà to, đẹp. Xe xịn, hoành tráng và vô số thứ xa hoa đẹp đẽ khác nữa. Chỉ cần mình học giỏi, bảng điểm sáng chói, thầy cô trìu mến là tất cả mọi thứ mình thích tự bay đến dính vào tay. Có thật là chỉ cần học giỏi sẽ sướng?
Sự ngây thơ hồi đấy không biết là đáng yêu hay đáng thương, không hề băn khoăn rằng để có những thứ như vậy thì thu nhập hàng tháng phải bao nhiêu nghìn Euro, hay có khi bao nhiêu chục nghìn Euro? (So với mức sống bên Châu Âu). Công việc chức vụ hay cơ sở làm ăn phải to cỡ nào. Nói chung là có hàng trăm nghìn những vướng mắc của cuộc sống nhưng tôi luôn nghĩ chuyện thành đạt đối với mình là tất lẽ dĩ ngẫu.
Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng?
Tất cả cánh cửa cuộc đời đều đóng! Chúng ta bắt đầu ghi danh vào lớp mẫu giáo của Trường Đời!
Hoang mang, không biết nên đi về đâu, gõ lên cánh cửa nào. Làm cho nhiều người chọn đại, và gõ đại. Sẽ có những người không vừa ý căn phòng vừa bước vào, họ ra đi, phiêu lưu tiếp, gõ tiếp đến khi nào tìm được cái gọi là ước mơ của mình. Nhưng số đó không nhiều, chứ chưa nói là hiếm. Còn lại đa số, khi cửa hé mở, họ chạy vào thật nhanh rồi tự khoá mình trong căn phòng họ cho là an toàn. Họ sợ! Họ không dám bước ra ngoài và khám phá tiếp. Và rồi, mãi đứng sau cái song sắt do mình tạo nên thèm thuồng nhìn ra bên ngoài. Chôn chân tại chỗ và không bằng lòng với chính bản thân nên sinh ra đủ thứ bệnh tật. Ghen ghét, đố kị, tự ti..v..v..
Người chịu khổ, không ai khác, chính bản thân họ!
“Con người là vậy. Chúng ta tự đi con đường của mình và tự chịu cái khổ của mình!” – Khuyết danh
Tôi không thích hỏi về thành tích học tập của một ai đó. Và tôi cũng chưa bao giờ chúc con em nhà ai học cho giỏi. Vì theo tôi, những thứ được gọi là thành tích trong trường lớp, lợi ích chúng đem lại thì ít, mà tác hại thì kha khá. Điểm số và bằng cấp không đem ra xào nấu cho no bụng được. Và cũng chẳng thể nào “ấm thân” Sẽ có người phản bác: “Làm người phải có kiến thức, không kiến thức sao phát triển này nọ..” Xin lỗi, đừng đánh đồng kiến thức với điểm số.
Bệnh thành tích cũng như mốt bằng cấp chỉ làm ngu người và ngăn cản con đường dẫn đến thành công của chúng ta mà thôi!
Vậy khi nào thì bạn bắt đầu “HỌC” cho chính mình?
[sociallocker id=1614]Phong Anh – Triết Học Đường Phố[/sociallocker]