Dù bạn có nghĩ gì chăng nữa bạn có thể làm như vậy, đó là một nửa những gì bạn thực sự có thể làm được. Và một phần đó là vì bạn có quá nhiều quan điểm tiêu cực về bản thân. Nó giống như một đám mây che khuất tiềm năng thực sự của bạn. Và thực ra thì, bạn có thể xua tan đám mây đó. Chỉ cần bạn chấp nhận thực tế rằng bạn có những ý nghĩ tiêu cực và sau đó tìm cách giải quyết chúng.
Phần lớn thời gian, những quan điểm tiêu cực ấy đến từ bên ngoài: mọi người sẽ phán xét bạn vì những việc bạn đã làm. Đôi khi họ sẽ đánh giá bạn vì những việc bạn đã không làm. Và rồi, sau khi bạn xong với những cảm xúc tiêu cực ngoại hiện ấy, bạn cũng sẽ phải tự giải quyết với chính mình.
Chấp nhận chúng. Đánh giá chúng. Nếu bạn thực sự làm sai điều gì, hãy cố hết sức sửa chữa điều đó. Đừng biện hộ, đừng đánh bóng hình ảnh giả tạo, đừng làm gì hết. Chỉ cần tập trung sửa chữa nó. Hãy thật chân thật và làm bất cứ điều gì bạn phải làm để tiến về phía trước. Một khi bạn bị thuyết phục rằng mình đã làm điều đúng đắn. Hãy cứ tiến lên.
Có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân cũng ổn thôi, miễn là bạn toàn tâm toàn ý đánh giá, chấp nhận và phá tan chúng.
Cách giải quyết những quan điểm tiêu cực về bản thân
Tôi không biết bạn như thế nào, nhưng tôi đã gặp phải cái thứ gọi là “quan điểm tiêu cực về bản thân” này ở mức độ cao nhất có thể. Tôi hầu như đã sáng tạo nên một thứ nghệ thuật từ chuyện này. Như một thợ thủ công mài dũa kĩ năng của mình năm này qua năm khác, tôi đã làm điều tương tự: khi tôi lớn lên, tôi tiếp xúc với ngày càng nhiều quan điểm tiêu cực. Từ cả người khác và từ bản thân tôi.
Tôi nghĩ mình chia sẻ điều đó chỉ để đưa ra cho bạn chút quan điểm về lí do tại sao bạn nên đọc phần còn lại của bài viết này. Tôi biết về điều này, như vậy đấy.
Hãy nói thẳng từ đầu luôn, bạn không thể thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực về bản thân. Vì bạn sống trên đời, sẽ luôn có ai đó bất đồng với bạn, ai đó cho rằng bạn làm không được tốt, hoặc rằng bạn chỉ đơn giản là một kẻ ngốc. Thậm chí nếu bạn sống một mình, trên một hòn đảo hoang vắng, vào một lúc nào đó sẽ có ai đó có những hành động (bất đồng, nghĩ xấu) tương tự, và người đó dĩ nhiên sẽ là chính bạn.
Vậy thì, biết được điều đó, hãy xem cách ta có thể đối mặt với điều này. Những điều tiếp sau đây là một loại đào tạo chuyên sâu về cách để nhận dạng và đối phó với những tình huống này.
1. Nếu là phê bình, hãy cứ chấp nhận
Đôi khi người ta sẽ phê phán bạn. Tốt thôi. Họ có quyền làm vậy. Có cảm giác đó là một điều tồi tệ, nhưng ở một mức độ nào đó, nó rất cần thiết.
Bạn không thể làm mọi điều tốt đẹp cho tất cả. Bạn không thể làm hài lòng bất kì ai. Nó cũng giống như quy luật vật lí: lượng năng lượng cần thiết để đưa tất cả những hệ thống con người khác đến một mức độ chung rõ ràng là không thể được lưu trữ chỉ trong một cá nhân. Điều duy nhất bạn sẽ đạt được nếu bạn cố gắng làm vậy sẽ là cái chết (nghĩa đen) của chính bạn. Đơn giản là bạn sẽ chẳng còn năng lượng. Vậy nên, thậm chí đừng nghĩ về điều đó. Hãy cứ chấp nhận rằng bạn vừa làm việc gì đó không được ổn cho lắm với một số người.
Nhưng có một mặt khác của quan điểm tiêu cực này (và tôi chỉ đang nói về sự phê bình, về thứ gì đó có chủ định đưa ra những phản hồi chân thành và có tính xây dựng, không phải về những ngôn từ bạo hành hay chuyện phiếm, tôi sẽ nói về chúng trong đoạn kế tiếp). Mặt khác này là về phản hồi. Và phản hồi là một điều rất rất tốt. Bất cứ khi nào bạn bị phê bình, bạn có một cơ hội lớn để tìm ra cách và nơi bạn có thể cải thiện mặt đó. Bạn cần nhiều kĩ năng để hiểu, tinh lọc, phân loại và ưu tiên những việc cần làm, nhưng, ở mặt này, sự phên bình – ngoại trừ việc khó “tiêu hóa” những ý nghĩ tiêu cực về bản thân – nó cũng là một món quà quý giá.
2. Nếu là chuyện phiếm, hãy cứ phớt lờ
Có một hình thức khác của quan điểm tiêu cực về bản thân, đó là chuyện phiếm. Đa số là bạo lực trong ngôn từ. Người ta sẽ chỉ la vào mặt bạn và sẽ viết những điều xấu về bạn hoặc họ sẽ tám chuyện về bạn. Điều này không nên bị nhầm với phê bình. Về cơ bản mà nói, những lời phê bình luôn có tính xây dựng, trong khi chuyện phiếm thì không, nó chỉ tồn tại để làm khỏa lòng những kẻ thích buôn chuyện.
Tốt thôi, nếu chẳng có gì mang tính xây dựng ở đó, hãy bước tiếp thôi. Phớt lờ nó. Cần chút luyện tập, nhưng nó có thể hoàn thành. Bạn chỉ cần quan sát nó, ý thức được rằng nó có ở đó, ý thức rằng một số người tìm thấy niềm vui trong việc nói xấu bạn. Việc nhận thức không có nghĩa là tham gia vào. Bạn có thể quan sát biệt lập. Đừng cảm thấy tốt hay xấu về điều đó. Và đặc biệt về những người đang làm điều đó. Chỉ nhìn vào nó theo đúng cách bạn quan sát mưa. Nó chỉ ở đó, rơi xuống từ bầu trời. Bạn không thể dừng nó lại.
Nhưng bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi chúng. Hãy che lên chiếc dù của sự phớt lờ và tiếp tục với việc của bạn. Bạn sẽ không bị ướt, nếu bạn dùng đúng ô, và dĩ nhiên, ở một điểm nào đó, nếu bạn không có bất cứ đông tĩnh nào, cơn mưa sẽ tự nó ngưng lại.
3. Nếu nó xuất phát từ bạn, đừng tin nó
Thứ ba, và cũng là điều khó xử lí nhất, là quan điểm tiêu cực đến từ chính bạn. Tôi không đủ giỏi. Dù tôi có làm gì chăng nữa vẫn không đủ. Tôi sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi. Nghe quen quen? Đó thực ra là “câu ưa thích” của tôi. Hay ít nhất là điều khó giải quyết nhất với tôi.
Tôi đã thử nhiều cách. Tin tôi đi, rất nhiều cách. Một vài trong số chúng phát huy hiệu quả tốt hơn những cái khác, nhưng điều tôi phát hiện rằng luôn có tác dụng là: đừng tin vào những gì bạn nghĩ. Nghe thực sự khác thường, và vâng, nó thực sự như vậy.
Bởi vì, một mặt bạn tin vào đầu óc của mình trong việc đưa ra thông tin chính xác trong nhiều mặt, và mặt khác, bạn quyết định không tin nó về mặt này. Tại sao vậy?
Mẹo ở đây là để hiểu rằng những gì tâm trí bạn đang mách bảo về bản thân không phải là sự thực . Đó chỉ là một câu chuyện. Bạn là chính bạn. Nhưng thêm vào đó, thêm vào sự tồn tại của bạn, bạn viết nên một câu chuyện. Bạn là nhân vật chính của câu chuyện này. Và bạn kể nó cả cho mình và cho cả thế giới.
Những việc bạn thực sự làm – cách bạn sống, những hành động và quyết định của bạn – là một chuyện, nhưng những gì bạn nghĩ và nói hoàn toàn là một chuyện khác và nó có liên quan đến kí ức, nền tảng, trí thông minh (hay sự thiếu tư duy), và hàng triệu những nhân tố khác. Đó chỉ là một kịch bản. Một bộ phim bạn đang xem từ phía sau phần ý thức của mình. Và sự khác biệt lớn nhất giữa bộ phim này với phim thông thường bạn xem ở rạp vào chủ nhật là rằng bạn có thể thay đổi nó. Bạn không phải làm theo kích bản. Bạn là đạo diễn và bạn có thể đổi ý giữa phim.
Vậy nên, nếu đó là một bộ phim buồn, nếu nhân vật chính không có quyền năng và tuyệt vọng, buồn rầu, bạn không phải tin điều đó. Bạn có thể chỉ việc ăn bắp sấy, xem phim, nhưng đừng tin nó. Đó chỉ là một bộ phim. Và bạn có thể thay đổi nó bất cứ lúc nào bạn muốn.