Làm thế nào để thành công – đây là câu hỏi đã từng một lần khiến tôi tò mò, nhưng giờ thì không còn nữa! Đó là bởi vì tôi đã ý thức được rằng thành công có những cái giá ẩn đằng sau nó.
Liệu những phẩm chất cá nhân có thể giúp bạn thành công? Vâng, nhất định là vậy!
Nó bao gồm phẩm chất và những đặc điểm cá nhân của bạn, bên cạnh những nỗ lực phát triển cá nhân và tự cải thiện mình.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ tiền tài và bằng cấp giáo dục mới có thể khiến họ thành công.
Nhưng họ đã lầm, bởi thực tế là rằng chính những phẩm chất cá nhân mới có thể giúp bạn đạt được thành công.
Thực sự thì tôi không hề có ý hạ thấp đồng tiền hay sự giáo dục vì chúng cũng quan trọng.
Tuy nhiên, lịch sử là một minh chứng với vô số những câu chuyện về những người đã đạt được thành công mà không cần đến sự giúp đỡ của những thứ trên.
Bạn có thể đứng lên bằng sức mạnh và niềm tin không gì lay chuyển được của chính mình. Một khi bạn làm được điều đó, việc bạn có tiền hay không thực sự không còn quan trọng nữa.
Đó là vấn đề của sự chịu đựng bền bỉ và những năng lực bạn phát triển được bằng chính nỗ lực bản thân.
Bạn có đang thắc mắc làm sao mình làm được như vậy?
Rất đơn giản – bằng việc hoàn thiện bản thân, và dĩ nhiên, bằng việc làm theo những mẹo tự cải thiện sau đây.
“Tôi biết cái giá của thành công: sự tận tụy, chăm chỉ và sự cống hiến không ngừng nghỉ cho những thứ bạn muốn chứng kiến xảy ra.” – Frank Lloyd Wright
Contents
Sự hoàn thiện bản thân và cuộc sống của bạn
Đau lòng thay, không phải ai cũng tin vào sự tự hoàn thiện hay thậm chí sự phát triển nhân cách. Có những quan điểm trái ngược về việc hoàn thiện bản thân.
Một vài người thẳng thắn gạt bỏ nó, xem như là một quan niệm vô dụng chỉ dành cho “những kẻ thất bại”, trong khi một số khác xem nó như một khía cạnh quan trọng của cuộc sống và xem sự tự hoàn thiện mình như “thần dược của kẻ chiến thắng.”
Đó chẳng phải là một sự đối nghịch trong quan điểm và thái độ của mọi người hay sao?
Và, sao lại không! Mỗi nười có quyền có quan điểm và cách nhìn của riêng mình về cuộc sống.
Tuy nhiên, nhìn chung người thành công tin vào sự tiến hóa và tiến bộ, và họ nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân.
Tôi muốn nói rằng những người không bao giờ dùng đến bất kì phương pháp tự hoàn thiện nào sẽ chẳng bao giờ tiến bộ hoặc tốt lên.
Trên thực tế, tất cả các bạn đều tự thay đổi chính cuộc đời mình, dù bạn có ý thức được hay không, có sẵn sàng hay không, vì thay đổi là tinh hoa của cuộc sống.
Nếu sự đổi thay là tích cực, thì bạn đang tiến lên và có sự cải thiện trong đời sống của chính mình.
Nhưng nếu bạn thử thực hành một vài phương pháp giúp bạn với hành động cải thiện cuộc sống, có nhiều khả năng hơn rằng bạn sẽ tiến lên một cách tích cực.
Hơn thế nữa, những chỉ dẫn về cách cải thiện bản thân phục vụ như một chất xúc tác, và giúp bạn thành công với ít nỗ lực và thời gian hơn.
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cho bạn những quan điểm nhất định về những phẩm chất cá nhân của bạn, điều mà tôi tin rằng nếu bạn biết cách tiếp thu, sẽ trở thành một lực lượng dẫn đường mạnh mẽ giúp bạn ngày một hoàn thiện và khiến cuộc đời bạn tốt lên hơn.
Những phẩm chất cá nhân là gì?
Có những phẩm chất cá nhân làm nên nhân cách của bạn. Những phẩm chất này là những thành tố cơ bản cho sự phát triển cá nhân.
Một vài trong số những ví dụ của phẩm chất cá nhân là khả năng thích ứng, tham vọng, sự tự tin, lòng dũng cảm, sự thành thực, thái độ tích cực, sự kỉ luật đúng giờ, và lòng khoan dung.
Có nhiều những phẩm chất cá nhân khác bạn có thể tìm thấy trong danh sách này.
http://www.sc.edu/career/Pdf/identifypersonalqualities.pdf
Những phẩm chất như vậy là điều khiến bạn tách biệt khỏi những người khác và biến bạn thành con người có quyền năng.
Sự nhân thức về những đặc điểm cá nhân này có thể giúp bạn trong sự phát triển cá nhân, trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, cũng như trong việc chọn lựa nghề nghiệp.
“Không gì kéo dài ngoài những phẩm chất cá nhân.” – Walt Whitman
Mối liên hệ giữa phẩm chất cá nhân và sự thành công
Nhiều người quy thành công của mình cho định mệnh.
Tốt thôi, ý tưởng về số phận và vận may nhất định rất thú vị và đôi lúc cũng mang lại sự an ủi.
Tuy nhiên, cá nhân tôi tin rằng định mệnh là những gì chúng ta tạo nên từ chính mồ hôi công sức của chính mình, mà không sợ hãi trước thất bại.
Để bắt đầu, tôi tin rằng thật hợp lí và khôn ngoan khi cố gắng cải thiện điều ta luôn có song hành – bản thân mình.
“Bản thân” của bạn là một nền tảng của tiềm năng và những khả năng không giới hạn.
Bất kì hạt mầm nào bạn gieo xuống đó sẽ nhất định phát triển thành một cây sai quả. Bạn chỉ cần tận dụng hết những cố gắng của bản thân để nuôi dưỡng chúng và làm một người làm vườn lí tưởng.
Nói thẳng ra, hạt mầm là những niềm tin, quan niệm, và những ý định của bạn. Trái ngọt là thành công bạn muốn đạt được và những cái cây là những giấc mơ bạn muốn hoàn thành, hay điều bạn muốn trở thành.
Và, sự nuôi dưỡng chính là những phẩm chất cá nhân của bạn mà tôi sẽ thảo luận trong bài viết này.
Bạn càng cải thiện bản thân bằng việc phát triển những phẩm chất cá nhân của mình, bạn càng nuôi dưỡng chính mình và gia tăng cơ hội gặt hái thành quả của thành công.
Bây giờ, nếu bạn đã bị thuyết phục rằng những phẩm chất cá nhân của bạn có thể khiến bạn thành công, chúng ta sẽ tiếp tục và thảo luận về một vài trong số những phẩm chất cần thiết.
“Mong muốn là chìa khóa cho động lực, nhưng sự quyết tâm và tận tụy theo đuổi mục tiêu – sự cam kết để trở nên xuất chúng – mới là điều khiến bạn có thể đạt được thành công bạn kiếm tìm.” – Mario Andretti
4 Phẩm Chất Cá Nhân Giúp Bạn Thành Công
Cuộc sống của bạn có nhiều góc cạnh – cảm xúc, chuyện riêng tư, sinh lí, xã hội, tinh thần, và những cái khác.
Mỗi góc cạnh có nhiều đặc điểm riêng, phụ thuộc vào mức độ hay tình trạng tinh thần, thể chất, tâm lí hay cảm xúc của bạn.
Tôi tin rằng có 4 phẩm chất cốt lõi đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đạt đến thành công. Chúng chính là:
• Sự tận tụy
• Sự cống hiến
• Sự quyết tâm
• Kỉ luật
Có những đặc điểm nhất định bạn cần phát triển để trở nên có định hướng hơn về kết quả và thành công hơn.
Dù những phát hiện trên không phải là phát hiện nguyên bản của tôi, nhưng tôi đã nhóm chúng cũng như định nghĩa lại và phân tích chúng với một góc nhìn mới để khiến chúng thêm phần ý nghĩa.
Đây không phải là những khả năng hay kĩ năng bạn đạt được, mà là những phẩm chất cá nhân bạn phát triển.
Phần tuyệt nhất là rằng bất kì ai cũng có thể phát triển những phẩm chất cá nhân này. Tất cả những gì cần thiết là sự hiểu biết và một ý chí mạnh mẽ, và rồi thành công là do bạn nắm giữ.
Trước khi đi xa hơn với những mẹo giúp cải thiện cá nhân cần thiết cho thành công này, tôi gợi ý rằng bạn trước hết hãy phân tích và quyết định mình muốn làm gì và trở thành ai trong cuộc đời.
Chiến dịch phát triển bản thân của bạn nên phụ thuộc chính vào điều đó.
“Để thành công trong sứ mệnh của mình, bạn phải có sự toàn tâm cho một mục đích duy nhất.” – Abdul Kalam
Sự tận tụy
Sự tận tụy suy cho cùng chính là sự cho đi.
Khi bạn tận tụy hết lòng, bạn cho đi thứ gì đó hoàn toàn từ mình – bạn cống hiến nhà cửa, thời gian, thậm chí dồn mọi tâm huyết cho vì một lí tưởng nhất định.
Đó là sự hi sinh tốt nhất bạn có thể thực hiện, và nếu bạn tận tụy, bạn sẵn sàng cho đi những gì cần thiết. Bạn cảm thấy mình có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải toàn tâm toàn ý.
Nó giống như việc cho đi thứ gì đó mà không hề có ý định nhận lại, và đồng thời biến nó thành điều ưu tiên trên hết.
Đó là một phẩm chất của sự dâng hiến mà trở thành một phong cách sống. Thuật ngữ sự tận tụy cũng có một sắc thái tôn giáo và có nghĩa là những cảm xúc của tình yêu mãnh liệt, thường dành cho Chúa.
Bên cạnh sự quan tâm, gắn bó, và trung thành, sự tận tụy cũng bao hàm năng lượng, nhiệt huyết, và sự phấn khích với những việc bạn làm.
Trên thực tế, sự tận tụy cũng quan trọng hơn và đi xa hơn cả động cơ cũng như niềm đam mê.
Khi bạn tận tụy, bạn được chèo lái bởi một sức mạnh còn kiên định và mạnh mẽ hơn. Và rồi bạn cũng trở nên nhiệt huyết và chủ động hơn.
Bạn toàn tâm toàn ý chỉ khi bạn tin vào điều gì đó một cách sâu sắc và nghiêm túc, và tin rằng những triển vọng của nó sẽ còn tốt hơn và tuyệt vời hơn nhiều.
Hãy tận tụy với những gì bạn đã quyết định làm hoặc trở thành trong cuộc đời. Tôi dồn tâm sức vào trang blog của mình để giúp đỡ mọi người, và càng cho đi, tôi càng cảm thấy hạnh phúc và tốt hơn nhiều. Còn bạn thì sao?
Hãy phát triển đức tính tận tụy, và bạn sẽ làm mọi điều với tất cả trái tim. Bạn sẽ làm việc như thể bạn có nguồn lực không giới hạn trong tay. Bạn sẽ dồn toàn tâm toàn ý, đầy quyết tâm, hạnh phúc, và thành công.
Sự cống hiến
Sự cống hiến là một lời cam kết bạn thực hiện để thực thi sự tận tụy của mình.
Khi bạn cống hiến, bạn hoàn toàn tận tụy và có lòng tin vào ai đó hoặc điều gì đó bạn đã cam kết.
Nếu bạn tra trong từ điển, bạn sẽ thấy rằng sự tân tụy và cống hiến gần như có nghĩa như nhau, và là từ đồng nghĩa của nhau.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ về bản chất của chúng mà hóa ra lại là một sự khác biệt về kết quả trong việc sử dụng chúng.
Sự công hiến giống với việc tập trung với một mức độ cam kết cao, và nó giống như là thu hẹp lại từ mảng rộng của sự tận tụy.
Nó đồng nghĩa với việc thực sự dồn hết sức mình cho những công việc bạn có lòng tận tụy với lòng nhiệt thành. Hành động của nó tự định hình.
Sự cống hiến là hành động của sự cam kết, trong khi sự tận tụy là việc giao nhiệm vụ cam kết thực hiện.
Tôi chủ động thực hiện công việc viết blog và tôi dành thời gian để thực sự viết bài cho trang blog của mình. Hoặc là, tôi có thể nói rằng tôi cống hiến cho trang blog này và tôi viết một cách tận tụy cho nó.
Hãy phát triển phẩm chất cống hiến của bản thân, và rồi bạn sẽ tận tụy thực hiện những gì đã lên kế hoạch. Bạn sẽ có nhiều hơn những cơ hội thành công.
Lòng quyết tâm
Lòng quyết tâm là sự định hình tâm trí bạn để đạt được điều gì đó bạn dồn tâm huyết vào.
Khi bạn quyết tâm, bạn buộc bản thân làm việc vì một lí tưởng nào đó và thể hiện sự cương quyết vì mục tiêu. Đó là lực đẩy cần thiết nhất.
Phẩm chất cá nhân này yêu cầu bạn phải là người quyết đoán và nhiệt thành. Việc đưa ra những quyết định cứng rắn và làm theo chúng là biểu hiện của lòng quyết tâm.
Về cơ bản thì, lòng quyết tâm bao hàm sức mạnh tâm trí và ý chí của bạn. Nó là động cơ thúc đẩy mà với nó bạn phải kiên trì và thực thi nhiệm vụ đã cam kết của mình.
Với lòng quyết tâm bền bỉ hay sự kiên trì, bạn có thể đạt được bất kì mục tiêu nào. Và, những người quyết tâm không bao giờ từ bỏ thậm chí nếu họ phải đương đầu với những trở ngại và những vấn đề.
Việc quyết tâm nghĩa là bạn sẵn sàng kiên trì và nỗ lưc không ngừng nghỉ, vì bạn được chèo lại hoặc được truyền động lực manh mẽ để đạt được thành công.
Lòng quyết tâm cũng cho thấy rằng bạn có một niềm tin sắc đá vào bản thân và mục tiêu để thực thi nhiệm vụ.
Nó khiến bạn chuyên tâm đến nỗi bạn có thể vững vàng tiếp bước và hoàn thành một nhiệm vụ dù cho bất kì khó khăn nào.
Tôi quyết tâm tiếp tục theo đuổi nghiệp viết blog và tạo ra những nội dung chất lượng bất chấp những vấn đề tôi đang phải đối mặt. Lòng quyết tâm của tôi bắt nguồn từ sự cống hiến và tận tụy của bản thân đối với trang blog của mình.
Hãy phát triển phẩm chất quyết tâm cá nhân và rồi bạn sẽ đặt toàn bộ trí lực và trái tim mình vào bất cứ nhiệm vụ nào của mình, thậm chí ở những thời điểm khó khăn nhất. Bạn sẽ cảm thấy mình có khả năng chiến thắng và đạt được thành công.
Kỉ luật
Kỉ luật là sự kiểm soát và điều tiết bản thân, bao gồm hành động và cách cư xử của bạn.
Bằng kỉ luật, bạn đồng nghĩa với sự tự kiểm soát mình và tuân thủ những luật lệ và quy định được đặt ra để làm nền cho việc đạt được thành công.
Kỉ luật tự giác được yêu cầu trong bất kì lĩnh vực, dạng và khối lượng công việc như thế nào, dù là ở nhà hay ở ngoài. Bạn cần có kỉ luật trong cuộc sống cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình, đúng vậy không?
Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống, bạn cần có tính kỉ luật hoặc luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Chấp hành kỉ luật giúp bạn có một đầu óc không lay chuyển. Ngược lại, nếu bạn quyết tâm với tất cả trái tim và tâm trí, thì bạn sẽ sống một cuộc đời rất kỉ cương.
Khi bạn sống có kỉ luật, đôi lúc bạn phải từ bỏ sự thỏa mãn tức thời và trải nghiệm những thời khắc khó khăn. Nhưng đó là điều khiến bạn mạnh mẽ hơn, đúng vậy không?
Điều cũng hữu ích trong việc tạo ra những thói quen thành công mới và tốt là cải thiện bản thân và phát triển nhân cách.
Quản lí thời gian là một hình thức của sự tự kỉ luật. Tôi dùng nó để tạo nên lịch trình của mình, nhờ đó tôi có thể tận dụng tối đa quỹ thời gian của mình và băng băng trên đường đến thành công.
Hãy phát triển phất chất kỉ luật cá nhân, và rồi bạn sẽ có thể làm việc ở mức tối đa và phát huy hết tiềm năng bản thân. Bạn sẽ đạt được sự tự kiểm soát dẫn mình đến với thành công.
“Kỉ luật là cây cầu nối giữa mục tiêu và sự hoàn thành.” – Jim Rohn
Những mách nhỏ này dành cho sự phát triển nhân cách và cải thiện bản thân là dành cho tất cả mọi người.
Bạn muốn có thêm nguồn cảm hứng và động lực? Hãy xem video sau để có thêm những bí mật của thành công.
Bạn vừa đọc hết tất cả về những phẩm chất cá nhân cốt lõi có thể giúp bất kì ai thành công trong cuộc sống.
Bạn thành công nếu bạn tận tụy, cống hiến, quyết tâm và có tính kỉ luật.
Bạn có thể bổ sung thêm những phẩm chất cá nhân thêm vào những cái đã được đề cập ở trên những cuộc đời bạn thậm chí sẽ trở nên dễ dàng và hạnh phúc hơn nếu bạn cộng hướng cả 4 phẩm chất trên vào tính cách mình.
Vậy thì, bạn đang chờ đợi điều gì? Hãy vươn ra đón lấy thành công của chính mình!
“Có bốn cột trụ, trên đó bạn có thể xây sân ga, để vươn đến đỉnh cao của thành công: Sự tận tụy, Sự cống hiến, Kỉ luật và Lòng quyết tâm.” – Lakkoju Goutam
Đến lượt bạn
Bạn có tin vào sự cải thiện bản thân? Nếu có, hãy chia sẻ những mẹo cải thiện bản thân bạn đang làm theo để phát triển những phẩm chất cá nhân của mình cho thành công. Những đặc tính nào bạn muốn thêm vào trong danh sách trên để khiến cuộc đời mình trở nên dễ dàng và hạnh phúc hơn? Hãy chia sẻ trong phần bình luận phía dưới.