Mục tiêu là một phần quan trọng của cuộc sống, nhưng các mối quan hệ công việc và cá nhân, những đam mê và khát vọng cũng quan trọng không kém. Với hầu như bất kì ai, sống một cuộc sống trọn vẹn và một quá trình phát triển liên tục – mỗi ngày ta có những hành động và thực hiện nhiệm vụ giúp ta đạt được mục tiêu và ước muốn đã định sẵn trong cuộc đời.
Thật dễ dàng để sống trong cuộc đời – trải qua những biến động – mà không sống thật trọn vẹn. Quá nhiều người trong chúng ta dậy thật sớm mỗi ngày và ta chẳng có chút đam mê hay mục đích trong những việc ta làm.
Ta mất định hướng cho những mục tiêu trong cuộc đời và không dám chắc liệu làm cách nào để trở lại con đường sống một cuộc đời thật viên mãn.
Vậy thì làm thế nào để ta lấy lại phương hướng sống? Hoặc nếu ta đã đi đúng hướng, thì đâu là những lời khuyên hữu ích giúp ta giữ vững hướng đi đó? Tôi vừa lập ra một danh sách năm khía cạnh bạn có thể tập trung vào để đạt được một cuộc sống tròn đầy, viên mãn.
Contents
Biến những mong muốn và nhu cầu thành mục tiêu của bạn
Tất cả chúng ta đều có những nhu cầu và mong muốn trong cuộc sống. Với một vài trong chúng ta, đó có thể là mong muốn được nghỉ hưu sớm, với những người khác ta có thể muốn sở hữu chiếc BMW đời mới nhất. Với nhiều người, họ có khao khát được đảm bảo rằng mình để lại một danh tiếng tốt trong cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.
Để đạt được những nhu cầu và mong ước đó, hãy đặt ra những mục tiêu cho chính bạn. Trên thực tế, nhiều người nhận ra rằng bằng việc có mục tiêu – là những dấu mốc cho việc đạt được mục tiêu ấy- giúp họ có động lực thúc đẩy để thực sự biến nó thành hiện thực. Đặt mục tiêu mang đến cho bạn mục đích của việc dậy sớm buổi sáng và tiếp thêm năng lượng để đi đến thành công. Hãy dám chắc rằng mục tiêu của bạn có thể đạt được bằng việc chia nhỏ ra thành từng bước một. Và hãy kỉ niệm cho mỗi lần bạn đạt được một trong những bước hướng đến một mục tiêu cao hơn!
Biến mục tiêu thành thói quen của bạn
Khi bạn đã xác định được mục tiêu, hay quan trọng hơn là bạn chưa đạt được chúng, đừng chỉ dậm chân tại chỗ! Biến chúng thành những thói quen. Nếu bạn có mục tiêu hoàn thành chương trình giáo dục đại học, vậy hãy biến nó thành thói quen – biến giáo dục thành một phần của cuộc sống thường ngày bằng việc luôn luôn học tập và thực hành. Nếu mục tiêu của bạn là loại bỏ hết đống lộn xộn trong đời mình, vậy hãy dám chắc rằng bạn không dừng lại một khi bạn đạt được chúng, nếu không thì đống lộn xộn ấy sẽ tìm đường trở lại cuộc đời bạn! Thói quen giúp chúng ta không ngừng đạt được những mục tiêu và thậm chí giúp biến những mục tiêu nhỏ thành những cái lớn hơn. Chẳng hạn như, nếu bạn đã đạt được mục tiêu cắt giảm tiêu thụ năng lượng và nước, hãy giúp những người khác cũng nhìn ra lợi ích của việc làm ấy – mở rộng mục tiêu bằng cách biến nó thành thói quen! Mọi người học tập bằng việc xem người khác làm.
Theo dõi quá trình và kỉ niệm những thành tích đạt được
Nếu bạn còn nhớ, tôi đã nói rằng để khiến mục tiêu của bạn có thể đạt được, hãy triển khai thành những bước nhỏ hơn và kỉ niệm mỗi bước khi bạn vượt qua nó. Điều quan trọng là ta ghi nhận quá trình mình đã trải qua trong đời – và rằng bạn bè và gia đình cũng đạt được trong đời họ. Đó là lời củng cố tích cực và là một trong những thành tố cần thiết nhất để có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.
Kỉ niệm những thành tựu và sử dụng động lượng từ việc đạt được dấu mốc ấy như một chất xúc tác để thúc đẩy bạn hướng đén cột mốc tiếp theo! Bạn sẽ thấy rằng mình nhanh chóng phát triển một vòng quay tự chủ tích cực trong đời và bạn sẽ có khả năng đạt được bất cứ điều gì mình dồn tâm trí vào!
Canh chừng những tác nhân tiêu cực
Bao nhiêu trong chúng ta giới hạn bản thân bằng việc lắng nghe những lời khuyên lỗi thời và những lời buộc tội vô căn cứ? Khi người ta bảo bạn rằng bạn không thể làm điều gì đó vì bạn chưa hoàn thành việc X hay Y gì trước đó, hãy chỉ cười và bảo họ rằng “Cảm ơn, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ thử xem sao!” Đừng bao giờ giới hạn bản thân trong niềm tin của chính bạn.
Dường như trong cuộc đời, người ta luôn có có thiên hướng thích lắng nghe những người muốn lan truyền những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực xung quanh hơn là những người muốn truyền đạt thông điệp “Vâng, bạn có thể!” Học cách vượt qua những người muốn bị kìm hãm bởi những niềm tin lỗi thời, những góc nhìn cũ kĩ và thúc đẩy bạn hướng đến việc ý thức được rằng bạn có thể làm nên chuyện gì đó nếu thực sự chăm chút cho nó,
Bill Gates, người sáng lập Microsoft, đã không tin vào những niềm tin cố hữu ở thời điểm IBM không kinh doanh với những công ti nhỏ – và các bạn hãy nhìn vào vị trí của ông bây giờ!
Chào đón những thay đổi
Ta nên luôn luôn đảm bảo rằng ta có một đầu óc rộng mở và biết rằng thay đổi xảy ra và đôi khi ta cần điều chỉnh những ước muốn và mục tiêu của mình. Điều đó không có nghĩa rằng bạn nên từ bỏ thứ gì đó vì bạn nghĩ rằng nó quá khó để đạt đến, mà thay vào đó, bạn nên sẵn sàng cho những cách thức mới để đạt được mục tiêu đó hoặc điều chỉnh mục tiêu để lợi dụng những cải tiến trong khoa học công nghệ và thế giới quanh ta. Người thành công hiểu rằng thay đổi là một phần của cuộc sống – và rằng thay đổi không xảy ra ngẫu nhiên như nhiều người nghĩ mà là một quá trình biến đổi từ từ đang diễn ra trong mỗi phút trong ngày. Bằng việc nhận thức được những thay đổi xảy ra quanh họ, họ có thể tập trung hơn vào mục tiêu và mơ ước để lợi dụng thay đổi thay vì ngạc nhiên khi chúng xảy đến.
Có phải bạn đang chuẩn bị mang đến sự hoàn thiện cho cuộc sống của mình? Hãy sử dụng danh sách này như lời chỉ dẫn và xem như thể thay đổi bắt đầu xảy ra quanh bạn. Người ta sẽ để ý khi bạn thay đổi thái độ và cách nhìn, và khi họ làm vậy, nó gần như là vi-rút lan truyền – họ cũng bắt đầu thay đổi chính họ! Trước khi bạn biết được điều đó, bạn không chỉ đang sống một cuộc sống tròn đầy mà còn là chất xúc tác cho những người khác để tìm ra sự hoàn thiện trong đời họ!
Nguồn: Is Your Life Complete? 5 Tips for Living a Fulfilled, Complete Life