Tôi đã chơi quần vợt trong gần năm chục năm. Tôi yêu môn thể thao này và tôi đánh bóng tốt, nhưng tôi còn hơn cả người chơi mà mình mong ước.
Tôi luôn nghĩ nhiều về điều này trong một vài tuần trở lại đây, bởi lẽ tôi, lần đầu tiên trong nhiều năm, vừa có cơ hội để chơi quần vợt gần như mỗi ngày. Trò chơi của tôi phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tôi đã có một vài khoảnh khắc hưng phấn khi được chơi như một người chơi thực thụ mình hằng ao ước.
Và gần như chắc chắn có thể, thậm chí dù tôi đã 58 tuổi. Cho đến gần đây, tôi dường như chưa bao giờ tin rằng chuyện đó là có thể. Trong phần lớn quãng đời người lớn của mình, tôi chấp nhận những lời đồn dai dẳng khó tin rằng một vài người được sinh ra với những tài năng và phẩm chất thiên phú, tiềm năng để thực sự bứt phát trong bất kỳ điều gì bạn theo đuổi chủ yếu được quyết định bởi gen di truyền.
Trong một năm qua, tôi đã đọc không ít ơn 5 cuốn sách- và hàng đống nghiên cứu khoa học- điều thách thức mạnh mẽ giả thuyết đó (xem danh sách bên dưới). Tôi cũng vừa viết một cuốn sách mang tên Cách Chúng Ta Làm Việc Đang Không Phát Huy Tác Dụng, dưới hình thức một bản chỉ dẫn, được xây dựng trên cơ sở khoa học của hiệu suất cao, cuốn sách nói về việc xây dựng khả năng của bạn về mặt sinh lí, cảm xúc, trí tuệ và tinh thần.
Chúng tôi rút ra được trong lúc làm việc với những người đứng đầu của các tổ chức rằng có thể hình thành bất cứ kĩ năng hoặc khả năng nào theo cùng một hệ thống như cách ta nuôi dưỡng cơ bắp: vượt ra khỏi vòng an toàn, và sau đó nghỉ ngơi. Will Durant, nhận xét về Aristotle, chỉ ra rằng nhà triết học đã chỉ ra chính xác điều này 2000 năm về trước “Chúng ta là kết quả của những gì chúng ta làm lặp đi lặp lại”. Dựa vào những phương pháp mang tính khoa học cao, chúng tôi đã chứng kiến khách hàng của mình cải thiện kĩ năng một cách ngoạn mục từ sự thấu hiểu, đến tập trung, sáng tạo, quy tụ những cảm xúc tích cực, đến thư giãn sâu.
Cũng như bất kì ai nghiên cứu về hiệu suất con người, tôi vô cùng biết ơn nhà tâm lí học thiên tài An- đơ E-ric-sơn, người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực hiệu suất cao. Trong hơn hai thập kỉ, E-ric-sơn đã chứng minh được rằng không phải tài năng di truyền là yếu tố quyết định việc chúng ta làm thứ gì đó tốt đến đâu, mà là chúng ta sẵn sàng làm việc đó đến thế nào- thứ gì đó ông gọi là “luyện tập có chủ ý”. Rất rất nhiều nhà nghiên cứu ngày nay đều đồng ý rằng 10000 giờ luyện tập như vậy là điều tối thiểu cần thiết để đạt được sự chuyên sâu trong bất cứ lĩnh vực phức tạp nào.
Ý niệm đó là hoàn toàn có khả năng. Nó gợi ý cho ta rằng mỗi người đều có khả năng nào đó để tạo ra thành quả của chính mình. Nhưng nó cũng làm thoái chí. Một trong những khám phá của E-ric-son là rằng luyện tập không chỉ là thành tố quan trọng nhất để đạt được sự vượt trội hơn, mà cũng chính là điều khó nhất và ít gây hứng thú nhất.
Nếu bạn muốn thực sự giỏi về việc gì đó, nó sẽ liên quan đến việc bạn liên tục vượt ra khỏi vòng an toàn của mình, cũng như sự chán nản tuyệt vọng, đấu tranh vật lộn, những sa sút và thất bại. Điều này cũng đúng miễn rằng bạn muốn tiếp tục cải thiện, hoặc thậm chí duy trì phong độ đỉnh cao. Phần thưởng được tạo nên từ việc bạn có được một kết quả tốt từ chính sự miệt mài làm việc của bản thân là vô cùng đáng tự hào và thoả mãn.
Dưới đây là sáu chìa khoá để đạt được sự xuất sắc mà theo tôi thấy là hiệu quả nhất :
Contents
1. Theo đuổi những gì bạn thích.
Niềm đam mê là một động lực tuyệt vời. Nó làm tăng sự tập trung, tính kiên trì và bền bỉ.
2. Làm việc khó nhất trước tiên.
Tất cả chúng ta theo bản năng đều tìm kiếm sự thoả mãn và tránh xa đau đớn. Những người làm việc với hiệu suất cao nhất, theo như E-ric-sơn và những người khác nhận thấy, dừng ngày sự trị hoãn và bắt tay thực hiện nhiệm vụ khó khăn nhất vào buổi sáng, trước khi làm bất cứ điều gì khác. Đó là thời điểm mà hầu hết chúng ta dồi dào năng lượng và ít sự quấy nhiễu nhất.
3. Luyện tập miệt mài
Không có sự ngắt quãng trong những chu kì ngắn trong vòng tối đa là 90 phút và sau đó nghỉ ngơi. 90 phút dường như là lượng thời gian nhiều nhất có thể mà chúng ta duy trì được sự tập trung cao độ trong bất kì hành động nào. Bằng chứng cũng thuyết phục là rằng những người có hiệu suất cao luyện tập không nhiều hơn 4 tiếng rưỡi một ngày.
4. Tìm kiếm sự phản hồi chuyên sâu, ngắt quãng
Phản hồi càng đơn giản và chính xác thì chúng ta càng dễ điều chỉnh. Quá nhiều phản hồi liên tục có thể tạo ra sự quá tải trong hệ thống nhận thức, gia tăng lo lắng và gián đoạn việc học tập.
5. Thỉnh thoảng có những giờ nghỉ hồi sức.
Thư giãn sau những nỗ lực với cường độ cao không chỉ tạo cơ hội để khôi phục sức lực, mà còn để chuyển hoá và kịp ghi nhớ những gì đã học. Cũng trong giờ giải lao, bán cầu não phải hoạt động mạnh để làm tăng những đột biến sáng tạo.
6. Sắp xếp trình tự luyện tập
Ý chí và kỉ luật luôn được đánh giá cao. Như nhà nghiên cứu Roi Bau-mây-xtơ phát hiện ra, không ai trong chúng ta có nhiều trong mình hai thứ đó. Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện những nhiệm vụ khó khăn là hình thành những trình tự – những khoảng thời gian cụ thể, không bị quấy rầy để bạn thực hiện chúng, và như vậy theo thời gian, bạn sẽ làm việc ấy mà không phải phí công nghĩ về chúng.
Tôi đã luyện tập chơi quần vợt một cách có chủ tâm hàng năm trời, nhưng chưa bao giờ trong khoảng vài giờ đồng hồ một ngày cần thiết để đạt đến trình độ thực sự chuyên nghiệp. Điều vừa thay đổi là rằng tôi không chì chiết bản thân nữa vì không đạt mục tiêu. Tôi biết chính xác mình phải làm gì để đạt được trình độ đó.
Tôi đã luôn có quá nhiều ưu tiên để dành cho quần vợt sự chú ý lớn như bây giờ. Nhưng tôi thấy vô cùng hào hứng khi biết rằng mình vẫn có thể tiến xa hơn nhiều với môn chơi này- hoặc với bất kì việc gì khác- và bạn cũng thế.