Contents
10 cách để tăng sự tập trung
1. Nêu ra những hệ quả
Đừng bao giờ dùng đến những lời đe dọa. Chúng chỉ khiến người khác chống lại bạn. Nhưng việc làm người khác ý thức được những hậu quả tiêu cực của việc không đạt được mục tiêu (với bất kì ai) có thể có một ảnh hưởng lớn. Điều này tác động lớn đối với động lực cho chính bản thân bạn. Nếu bạn không hành động cùng người khác, liệu bạn có thể đạt được những gì mình muốn?
2. Thể hiện lòng tốt
Hướng người khác đứng về phía bạn và họ sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ. Chọc tức người ta và rồi họ sẽ làm mọi thứ có thể để khiến bạn phải khổ sở. (quy luật vàng/ mật ngọt chết ruồi)
3. Đặt ra hạn chót
Nhiều người làm việc hiệu quả nhất ngay trước một hạn cuối được định sẵn. Họ cũng gặp khó khăn để tập trung hết sức cho đến khi hạn chót đã gần kề. Sử dụng điều này để tạo lợi thế cho bạn bằng việc đặt ra một chuỗi những thời hạn nhỏ cùng dẫn đến một kết quả cuối cùng (cũng đừng quên bổ sung điểm đầu. Những người thích trì hoãn như tôi chỉ thực sự bị thúc ép hành động với một khởi đầu và hạn cuối đã định sẵn trong đầu)
4. Ghi nhận thành tựu
Chú trọng việc công nhận những thành quả của mỗi cá nhân cũng như của toàn nhóm. Mọi người đều muốn nhận thấy rằng công việc của họ không bị lãng quên. (điều này cần được nhấn mạnh…đặc biệt nếu đối tượng là người thực sự gần gũi với bạn(như vợ/ chồng hay con cái)- thời gian gắn bó cùng nhau không phải là cái cớ để coi nhẹ sự tán dương.
5. Hỗ trợ riêng cho từng cá nhân
Nghĩ về việc chính bạn giúp đỡ những người khác. Họ thực sự cần gì? Hiểu được điều này, bạn sẽ có thể làm cho người khác hạnh phúc và làm việc tốt hơn. (Nhận thức đại khái về mỗi góc cạnh của chiếc bàn luôn là một ý hay).
6. Tin tưởng và tôn trọng
Mang đến cho người khác sự tin tưởng và tôn trọng họ xứng đáng có được và họ sẽ đáp lại những yêu cầu một cách nhiệt tình nhất.
7. Tạo cơ hội cho người khác thỏa sức sáng tạo
Đừng mong đợi người khác làm mọi thứ theo ý bạn. Để cho mọi người được tự do sáng tạo sẽ đem lại một môi trường tích cực và có thể mang đến những sáng kiến tuyệt vời.
8. Đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng
Thường thường, người ta không nhận ra mình đang làm sai điều gì. Để họ được biết. Phần lớn mọi người muốn cải thiện nó và sẽ nỗ lực hết mình một khi họ biết phải làm như thế nào.
9. Làm mọi thứ trở nên vui vẻ.
Công việc trở nên thú vị nhất khi chúng chẳng có vẻ gì là công việc. Làm cho mọi người thấy vui vẻ và một môi trường tích cực sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp hơn.
10. Giao lưu với mọi người
Luôn luôn hé mở những kênh liên lạc. Qua việc ý thức được những vấn đề tiềm tàng, bạn có thể sửa chúng trước khi cuộc tranh cãi nghiêm trọng nảy ra.
Áp dụng những động cơ kích thích sự tập trung – Học và hành
1. Viết ra năm sở trường
Viết ra cụ thể năm trong số những phần việc bạn làm, bao gồm những kĩ năng và tài lẻ của bạn. Làm việc này sẽ xác nhận bạn tài năng thế nào và sẽ kích thích bạn tiếp tục phát huy những lợi thế ấy.
2. Lí do của bạn là gì
Nghĩ về những lí do vì sao bạn muốn đề bạt bản thân. Thực sự tập trung vào những thứ gây hứng thú cho bạn. Đó có thể là việc giành được một khách hàng lớn, hỗ trợ gia đình, bán đi tác phẩm của mình, hay trở nên trứ danh trong nền công nghiệp bạn đang làm việc. Giờ hãy viết ra 5 trong số những nguyên do cơ bản nhất.
3. Vạch ra một kế hoạch tiếp thị bản thân
Nghĩ về một điều bạn muốn đạt được, có thể trong ngắn hạn hay dài hạn, việc mà tương đồng với những lí do tiếp thị như trên. Cho ví dụ, đó có thể là ghi danh một khách hàng hay đóng góp một tác phẩm cho một triển lãm sắp tới.
Việc viết ra trong quyển lịch một mục tiêu thực tế như thế này sẽ khiến bộ não phải dành thời gian tìm ra những cách để đạt được chúng, tạo động lực cho bạn trong suốt quá trình.
4. Viết ra những hành động khích lệ bản thân có thể dẫn đến thành công
Với mục tiêu tiếp thị bản thân, xác định tất cả những hoạt động có thể giúp bạn đến đích. Sử dụng những thành công trong quá khứ để giúp quyết định những nhiệm vụ cần thiết và sinh lợi nhất. Viết chúng ra lần lượt trong một danh sách nhỏ.
5. Xác định phần thưởng của bạn
Theo sau mỗi bước lớn trong danh sách bạn vừa lập, cũng như kế tiếp mục tiêu tiếp thị bản thân của bạn, viết ra một phần thưởng giúp bạn dốc toàn tâm toàn lực hoàn thành nhiệm vụ ấy. Định lượng những phần thưởng tương xứng với tầm quan trọng khác nhau của mỗi bước.
6. Để người khác biết về quyết tâm của bạn
Nói ra những mục đích của bạn cho bạn bè và gia đình hoặc qua thông báo trực tuyến, như là qua blog cá nhân hay mạng xã hội. Chia sẻ mục tiêu của bạn sẽ tạo ra một áp lực hỗ trợ cho những điều kiện ràng buộc của bạn để theo đuổi đến cùng.
7. Bắt tay ngay vào việc
Tôi sẽ nhường chỗ cho câu nói nổi tiếng của bậc thầy về khả năng lãnh đạo John C.Maxwell nhằm giải thích cho giá trị của việc bắt đầu hành động:
“Tất thảy ý kiến về động lực đều là một cái bẫy. Quên cái gọi là động lực ấy đi. Hãy bắt tay vào làm việc. Tập thể dục, giảm cân, kiểm tra đường huyết hay làm gì chăng nữa. Làm chúng mà không cần đến động lực. Rồi sao, bạn thử đoán xem? Sau khi bạn bắt đầu, đó cũng là lúc động lực chợt nảy đến và giúp bạn dễ dàng tiếp tục với công việc mình đang làm.”
Hãy làm và viết lại những mục tiêu của bạn, hãy cho nó thời hạn (ngày bắt đầu và ngày kết thúc) sau đó bắt tay vào thực thi nó bằng tất cả sức mạnh.
Nguồn : Motivation for Achievement – Focus and Passions Get Fulfilled!