Đây là chủ để mà đa số sinh viên cũng như các bạn trẻ đều rất quan tâm , đó là làm thế nào để các công ty săn đón và khi làm việc thì làm thế nào để được thăng chức . Bạn có muốn vươn lên vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước không ? Bạn liệu có vượt qua được những tiểu tiết khác trong cuộc sống để mà tiến thẳng tới mục tiêu mà mình đã vạch sẵn chưa ? Bạn có khả năng phản biện lại những điều mà nhà trường dạy cho chúng ta không ? Dám không ?
Kể cả những vị giáo sư cũng có khả năng nhầm lẫn , kể cả chương trình đạo tạo của chúng ta cũng có khả năng nhầm lẫn khi mà không bắt kịp được với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội . Cho nên nếu như chúng ta muốn thăng tiến , chúng ta muốn tiến tới con đường thành công thì khả năng phản biện của chúng ta đối với những điều được xem như là đúng đắn đó , nó phải là tố chất hàng đầu . Và 1 khi bạn đã xác định được mục tiêu thì bạn sẽ đi rất nhanh .
Ở đây mình chỉ viết lại lời chia sẻ của 1 Tổng Giám Đốc , anh là 1 người VIỆT NAM sống , học tập và làm việc tại chính quê hương VIỆT NAM nhưng lại là cựu giám đốc của 3 tập đoàn quốc tế lớn với thu nhập hiện tại hàng nghìn $ / ngày . Trong quá trình làm việc của anh , anh chỉ phải xin việc ở tập đoàn đầu tiên và trong suốt 15 năm làm việc qua 3 tập đoàn thì anh thăng chức lên 9 lần từ nhân viên cấp thấp nhất lên tới giám đốc khu vực của các tập đoàn này . Thì trong suốt 1 chặng đường như vậy , anh đã rút ra được những tố chất cần thiết và chia sẻ để cho chúng ta biết được là mình cần phải tập trung vào cái gì để luôn được các công ty săn đón và thăng chức .
Contents
1. KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Đối với những người đi làm , bạn sẽ bị một cái áp lực mà chúng ta gọi là “luật của công ty” hay là “quy định của công ty” khiến cho khả năng ra quyết định của chúng ta bị hạn chế . Đôi lúc chúng ta thấy việc đó là nên thực hiện nhưng mà quy định của công ty nói là không được thực hiện thì chúng ta không dám thực hiện . Đó là văn hóa quản trị của phương Đông , còn văn hóa quản trị của phương Tây thì người ta khuyến khích cá nhân thực hiện những vấn đề mà người ta gọi là “đúng trong thời điểm đó” mặc dù không ai yêu cầu bạn làm . Chúng ta phải ra quyết định khi hệ thống niềm tin cá nhân ta cho là đúng . Đối với các tập đoàn nước ngoài , nếu như chúng ta có mong muốn làm việc cho họ thì đây là tố chất mà khi phỏng vấn họ có thể kiểm tra rất kỹ , thành ra bạn lưu ý ! Trong xã hội hiện nay , có rất nhiều người , họ chưa ra quyết định để thành công , họ chưa ra quyết định để làm giàu , họ chưa ra quyết định để vượt lên trên những vấn đề thông thường nhất của con người . Cho nên , khả năng ra quyết định là khả năng buộc các cá nhân phải có , đồng ý ?
2. PHÁT TRIỂN MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG
Từng thời điểm trong cuộc sống của chúng ta : sau khi ra trường , làm việc bao nhiêu thời gian , chúng ta muốn đạt được cái gì … thì cái mục tiêu này phải rõ ràng . Nếu không có mục tiêu và mục đích rõ ràng thì chúng ta rất dễ bị chi phối và phân tán . Chi phối và phân tán ở chỗ : trong thời buổi hiện nay , chúng ta bị ô nhiễm về thông tin , có quá nhiều thông tin , chúng ta bị ô nhiễm về môi trường sống , chúng ta bị ô nhiễm vào những người tiêu cực v…v… Thì phát triển mục tiêu và mục đích rõ ràng cũng giống như cái đường ray của một đoàn tàu vậy , chúng ta sẽ biết được chúng ta muốn gì trong tương lai . Đây là kỹ năng cần phải có ! Ví dụ tôi xác định được mục tiêu và mục đích rõ ràng đó là tôi phải vươn lên đỉnh cao trong công việc và trở thành một chuyên gia làm việc không những tại môi trường VIỆT NAM mà cả thị trường quốc tế . Khi cạnh tranh trên thị trường lao động quôc tế thì chúng ta sẽ phải trang bị những kỹ năng vượt hơn hẳn những người thuộc quốc gia khác , thuộc nền văn hóa khác thì chúng ta mới có thể lãnh đạo được đội ngũ đó . Cái mục tiêu đó nó theo đuổi và nó trở thành kim chỉ nam trong tất cả mọi loại công việc mà ta làm . Triết lý sống phải là : “If I can not do crazy things , I’ll do small things in the crazy way” – nếu tôi chưa thể làm được điều vĩ đại , tôi sẽ làm điều nhỏ bé theo cách của người vĩ đại . Cho nên dù làm công việc gì , ta đều phải làm với một tinh thần và tố chất của những người vĩ đại . Khi chúng ta làm việc với tất cả niềm đam mê , những người xung quanh họ sẽ quan sát được , họ sẽ cảm nhận được . Giới trẻ hiện nay khi mà ra trường , đi làm không đúng ngành mà mình học thì bắt đầu phát sinh tâm lý là : đứng núi này , trông núi nọ . Bạn làm để cho có , làm để cuối tháng lãnh lương và làm với cái việc là bạn quan sát xem có gì “ngon” hơn không để … nhảy việc . Thì điều đó nó không đúng bởi vì chúng ta nên nhớ rằng : hiện nay khi đi làm , chúng ta là cầu thủ , đến 1 lúc nào đó chúng ta sẽ trở thành huấn luyện viên . Bạn không thể trở thành huấn luyện viên nếu như trong cuộc đời cầu thủ chưa ghi bàn . Bạn chưa ghi được thành tựu thì không thể nào trở thành huấn luyện viên được . Nó cũng là căn cứ để chúng ta thương lượng với các công ty khác về mức lương . Còn bây giờ , nếu như bạn không ghi bàn tại những nơi làm việc cũ thì tới buổi phỏng vấn bạn không có gì để nói . Bạn chỉ nói cái ý muốn của bạn như thế nào mà bạn không chứng minh được . Cho nên trong tất cả công việc gì được giao hay là do bạn chọn thì chúng ta đều phải làm với cái kết quả là xuất sắc nhất .
3. LẬP KẾ HOẠCH LÀM VIỆC MỖI NGÀY
Cho đến bây giờ , trước khi ngủ mỗi đêm 15 phút , tôi đều lập danh sách những việc cần làm vào ngày mai . Bạn đã làm việc đó chưa ? Câu hỏi thứ 2 là : “nếu bạn lập danh sách những việc cần làm rồi thì bạn cũng đã lập danh sách những việc không được làm , cần chấm dứt ngay” chưa ? Cái list “things to do” nó phải đi kèm với cái list “things not to do” tức là bạn sẽ phải ra một cái sự kỷ luật đối với bản thân là “có những việc nó không giúp ích gì tới cho mục tiêu của tôi thì tôi sẽ ngưng không làm” như : tán gẫu với bạn bè , chat yahoo , skype 3 4 tiếng/ngày … nó không giúp ích gì cho việc phát triển bản thân của chúng ta , nó nên nằm trong cái list “things not to do” của chúng ta . Hầu như 80% những người đi làm hiện nay thì họ rất thích chat trong văn phòng và điều đó dẫn đến là họ chat năm này qua năm khác , họ vẫn cứ ngồi đó chat chứ họ không lên chức được bởi vì họ không chịu lập cái list “things not to do” . Lập kế hoạch làm việc mỗi ngày là 1 tố chất cần phải có của người đi làm . Cho dù hiện nay bạn đi học cũng vậy , bạn phải soạn môn học cho ngày mai thì bạn nên kèm theo đó là danh sách những việc nên làm và nghiêm túc thực hiện trước khi nhắm mắt ngủ 15 phút . Việc ngồi dậy để lập danh sách đó nó sẽ đi vào tiềm thức của chúng ta . Bạn có hay đọc báo hay các tin trên internet mỗi ngày không ? Bạn có thấy thông tin trên báo chí họ đăng cái gì không ? Trên 90% thông tin trên báo chí là những thông tin tiêu cực như giết người , cướp của gì đó … những tiêu đề gây sốc vì họ cần những cái đó để thu hút độc giả . Khi chúng ta đọc cái loại thông tin mà tiêu cực như vậy , dần dần nó nhập vào tiền thức của chúng ta và khiến cho sự nhạy cảm của chúng ta đối với sự bất hạnh của người khác nó kém đi . Điều này chúng ta thấy trong xã hội hiện nay rất rõ là : lòng tin của con người với con người nó không cao , người ta nhìn nhau với ánh mắt nghi ngờ . Các bạn thấy người xách đồ nặng và ra nói “Bác để con giúp xách phụ cái này” là người ta thế nào cũng nghĩ “không biết thằng này nó có xách đi luôn không” . Lòng tin trong xã hội mình rất kém nhưng tại các nước phát triển thì việc đó là những điều rất bình thường , người ta giúp và người ta tin tưởng lẫn nhau . Thành ra , báo chí họ biết tâm lý của con người là khoái nghe về những bất hạnh của người khác , thấy vụ việc gì rùng rợn là chúng ta bắt đầu trao đổi và chúng ta tốn số lượng phút đáng kể cho những cái thông tin mà nó không giúp ích gì cho mục tiêu và mục đích của chúng ta . Đảm bảo với bạn là khi lên mạng đọc báo online là chúng ta bị nghện , thấy tiêu đề nào sốc là phải click vô liền , đọc chừng nào uể oải , ngã ra rồi thì đi kiếm người khác để tám , tám đã rồi lại đọc tiếp … Vậy nếu bạn cộng số phút mà mình đã lãng phí cho cái việc không phục vụ mục tiêu và mục đích của mình , bạn sẽ thấy đó là một điều kinh khủng . Những người thành công họ không làm như vậy . Những người thành công họ biết họ muốn gì và đạt được những gì trong từng giây , từng phút và từng giờ làm việc của họ cho nên họ mới thành công được . Vậy bạn lưu ý điều này : lập kế hoạch làm việc mỗi ngày .
4. SỬ DỤNG MÔ HÌNH A – B – C – D
Trong trường học thì bạn có được hưỡng dẫn về quản trị thời gian chưa ? A – B – C – D có nghĩ là bạn lập cái danh mục quan trọng bậc nhất , chúng ta đưa vào A ; công việc nào kém quan trọng hơn , chúng ta đưa và B ; công việc kém quan trọng hơn nữa chúng ta đưa vào C và công việc nào có thể đưa cho người khác làm chúng ta ta đưa vào D . Và cái nguyên tắc của nó là : không bao giờ làm B nếu như A chưa xong , không bao giờ làm C nếu như B chưa xong và không bao giờ làm D nếu như C chưa xong . Quản trị thời gian nó chỉ có vậy thôi , nó đòi hỏi tính kỷ luật của chúng ta . “Kỷ luật có thể nặng hàng ký , nhưng mà sự hối tiếc lại nặng hàng tấn” . Bao nhiều người đọc bài này tập thể dục lúc 5h sáng ? Bạn có đồng ý là tập thể dục có lợi cho sức khỏe không ? Đồng ý ! nhưng chắc chỉ có vài bạn là tập mỗi ngày thôi nhỉ ! “Kỷ luật có thể nặng hàng ký , nhưng sự hối tiếc lại nặng hàng tấn” . 4 điều trên là những điều mà chúng ta phải nghiêm túc thực hiện với tinh thần kỷ luật rất cao thành ra nếu như bạn có thể làm được 4 điều này thì coi như là bạn đã sở hữu 4 tố chất mà người bình thường chưa có thể thực hiện được ! Chúng ta lưu ý nha .
5. KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT GIỮA VIỆC GẤP VÀ VIỆC QUAN TRỌNG
Theo bạn , như thế nào là công việc gấp ? Chúng ta thường xuyên lẫn lộn giữa việc gấp và việc quan trọng . Ví dụ như chúng ta đang làm công việc gì đó thì có người gọi điện thoại cần chúng ta trả lời ngay lập tức thì đó là việc gấp . Rồi chúng ta thiếu việc lập kế hoạch , mặc dù chúng ta biết việc lập kế hoạch trong công việc là quan trọng nhưng mà chúng ta thiếu . Thì nguyên tắc mà phân biệt giữa 2 cái này là : người ta sẽ tập trung vào công việc nào quan trọng hơn ! Nếu như bạn thực hiện tốt những hạng mục của công việc quan trọng thì nó sẽ giảm bớt số lượng công việc mà bạn bị động . Bây giờ vấn đề là bạn phải chia ra 2 cột : việc nào gấp và việc nào quan trọng . Liệu có thể giảm thiểu những việc gấp và tăng cường hạng mục việc quan trọng lên hay không ? Chúng ta sẽ tập trung làm cái đó .
6. SỬ DỤNG QUY LUẬT HIỆU QUẢ BẮT BUỘC
Chúng ta lưu ý 1 câu rất hay là : “Bạn sẽ không có đủ thời gian để làm hết mọi việc , nhưng bạn luôn có đủ thời gian để làm hết mọi việc quan trọng nhất” . Steven Covey trong cuốn “7 thói quen của người thành đạt” có nói 1 câu rất hay đó là : “begin with the end in mind” – bắt đầu làm 1 công việc gì , chúng ta phải tiên liệu kết quả sau cùng . Nếu như ngày hôm nay , chúng ta không chịu tập thể dục mỗi ngày thì tới 1 độ tuổi nào đó sức khỏe của chúng ta diễn biến theo chiều hướng nào thì chúng ta đã biết , đúng không ! Nếu mỗi ngày chúng ta dành ra 30 phút tập thể dục thì sức khỏe của chúng ta đảm bảo phát triển theo hướng nào đó , chúng ta cũng biết ! Nếu mỗi ngày chúng ta không nghiên cứu những môn học cho nó đàng hoàng , làm đầy đủ các bài tập thì tới kỳ thi , kết quả như thế nào chúng ta cũng biết ! “Begin with the end in mind” – làm bất cứ công việc gì chúng ta cũng tiên liệu đến kết quả nó sẽ đạt được như thế nào . Đây là tố chất mà các công ty rất cần . Khi các bạn được giao cho 1 dự án , thì thường người sếp sẽ hỏi bạn là : “How do you do it ?” – bạn sẽ làm điều đó như thế nào ? Bạn phải trình bày các steps để làm công việc đó . Và sếp sẽ hỏi câu thứ 2 là : “Nếu anh/chị làm những cái này thì kết quả anh/chị nghĩ nó sẽ như thế nào ?” Chúng ta phải trình bày . Người ta rất quan tâm đến việc là chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào ? Hiệu quả bắt buộc nó phải đạt đến cái chuẩn như thế nào ? Trong nhiều công ty , tập đoàn , người ta có mức độ chuẩn cho từng hạng mục công việc . Ví dụ đối với tính chất 1 công việc nào đó thì đây là kết quả nó được xem như là Standar thì bạn không thể đạt kết quả thấp hơn so với mức chuẩn này được . Thành ra sử dụng quy luật hiệu quả bắt buộc này nó cũng áp dụng luôn cho cuộc sống cá nhân của chúng ta . Nếu cuộc sống cá nhân của chúng ta mặc dù không được quản lý , chúng ta thoải mái làm bất kì truyện gì , nhưng chúng ta có thói quen là chúng ta phải đạt được cái chuẩn hiệu quả như thế nào đó thì nó sẽ dần dần góp phần trong công việc chính của chúng ta tốt như vậy . Còn nếu trong đời sống cá nhân của chúng ta không sử dụng cái này thì chúng ta mãi bị động và những ai mà không có tinh thần tự kỷ luật thì sẽ phải làm việc với những người mà sẽ ép họ phải có tinh thần tự kỷ luật , đúng không ?! Nếu bạn có khả năng trinh chiến độc lập , thì công ty không phải sử dụng thời gian biểu , không phải bấm giờ , không phải làm gì hết bởi vì bạn là người có tinh thần kỷ luật . Người ta sử dụng biện pháp đó để quản lý những người mà người ta biết là không có tinh thần kỷ luật . Cho nên cái này là rất quan trọng , tính tự kỷ luật là tính không thể thiếu của những người muốn thành công .
7. SỬ DỤNG QUY LUẬT 80 – 20
Bạn có bao giờ nghe tới quy luật này chưa ? của nhà kinh tế học người Ý : Pareto . Quy luật 80 – 20 nói rằng là bạn nên đầu tư 80% nỗ lực và trí tuệ của mình cho 20% những hạng mục công việc mà đem đến kết quả phục vụ cho mục tiêu và mục đích của bạn cao nhất . Trong tất cả mọi việc , ví dụ như trong kinh doanh thì 80% doanh số của công ty đến từ 20% top khách hàng hàng đầu ; hoặc trong phòng kinh doanh , 80% doanh số là đến từ 20% nhân viên mà có kỹ năng tốt nhất . Quy luật 80 – 20 này chúng ta thấy nó thể hiện ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống cá nhân và trong công việc . Nếu như chúng ta quan sát , chúng ta sẽ thấy điều đó . Chúng ta nên lưu ý cái đó .
8. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG ĐỂ LÀM VIỆC
Bạn có bao giờ bị ốm , bị cảm , bị ho … không ? Có , đúng không ! Khi mà chúng ta bị bệnh thì cảm thấy thế nào ? Có muốn làm gì không ? Chắc chắn là không muốn làm ; ăn còn không muốn , ăn còn không ngon huống chi là làm . Cho nên cái năng lượng làm việc này nè , ta quan sát sẽ thấy những người CEO thành công thì việc tập thể dục là cái việc bắt buộc phải có để họ bảo toàn năng lượng làm việc . Năng lượng thì nó chia ra làm 4 loại năng lượng , đó là năng lượng về thể chất , năng lượng về tinh thần , năng lượng về trí tuệ và năng lượng về cảm xúc . Năng lượng về thể chất thì các bạn biết phải rèn luyện như thế nào , đúng không ! Năng lượng về tinh thần thì chúng ta nên có 1 cái đời sống tinh thần để giữ cho chúng ta được cân bằng . Có thể bạn là người theo Thiên Chúa Giáo , theo Phật Giáo … theo bất kỳ tôn giáo nào thì nó cũng giữ cho chúng ta cân bằng trong cuộc sống . Năng lượng về trí tuệ thì chúng ta biết là phải chọn loại kiến thức nào để mà đưa vào tiềm thức để chúng ta phát triển kiến thức cho mình . Hiện nay tính cạnh tranh trong công ty rất là cao bởi vì thế giới của chúng ta đang chuyển biến theo hướng thế giới phẳng . VIỆT NAM đã gia nhập WTO , vấn đề liên lạc , thỏa luận , giao tiếp nó trở nên rất nhanh . Đầu tư cho kiến thức , trí tuệ của chúng ta là quan trọng cho nên chúng ta cần phải bảo toàn cái năng lượng trí tuệ đó . Mỗi tuần chúng ta nên học 1 kỹ năng nào đó để phát triển bản thân . Năng lượng về cảm xúc : chúng ta có trong thành ngữ của VIỆT NAM là “hãy chọn bạn mà chơi” đúng không ! Hãy cho tôi biết bạn chơi với ai thì tôi sẽ biết bạn là người như thế nào ! Thì cái năng lượng cảm xúc nó nói rằng bạn nên tránh xa những người mà làm bạn mất tinh thần . Mà cái này là trong văn hóa Việt Nam của chúng ta rất nhiều . Chúng ta ngồi thảo luận , cà phê cà pháo với nhau đa số là chúng ta “chọt” nhau là nhiều chứ ít ai mà lên tinh thần cho người khác . Chúng ta muốn trình bày 1 cái dự án kinh doanh nào đó với bạn bè thì nó nói “Ê ê cái này làm không có được đâu , cái này căng lắm , tình hình bây giờ căng lắm ..” -> Nó làm bạn mất đi cái tinh thần . Trong khi đó nếu như bạn cũng chia sẻ cái dự án cá nhân của bạn đối với 1 người bạn là người Mỹ hay người phương Tây thì lúc nào họ cũng nói : “Wow , that’s crazy , that’s fantastic , I believe You can do it , Just go ahead” . Tức là họ khuyến khích chúng ta , họ làm cho chúng ta có thêm năng lượng và cái năng lượng cảm xúc này rất quan trọng để bạn có thể vượt qua những rào cản về khái niệm , về những tư tưởng thông thường . Bạn sẽ có thể vượt ra khỏi cái ranh giới đó .
Ví dụ 1 trường hợp thế này : Ở 1 nhà nọ, khi mà cô vợ đang làm cơm thì vô tình làm đổ dầu ; anh chồng về , thấy thế và gương mặt tối sầm lại và bắt đầu lầm bầm đi tới đi lui phàn nàn cô vợ . Nếu bạn là người vợ này thì cảm xúc của bạn nó sẽ như thế nào ? Rất khó chịu đúng không ! Rất bực bội đúng không ! Nó ảnh hưởng đến năng lượng cảm xúc của người đó trong suốt cả ngày . Cho nên nếu chúng ta phải sống với một người mà thường xuyên làm cho chúng ta mất tinh thần mà rất là không may trong gia đình của chúng ta vẫn có những người như vậy . Chúng ta sống trong 1 cái gia đình thì có thể có người anh hoặc người chị nào đó thường xuyên làm cho chúng ta mất tinh thần . Có thể bố , mẹ làm cho chúng ta mất tinh thần thì biện pháp mà chúng ta có thể khắc phục là chúng ta trò truyện thẳng thắn với những người như vậy . “Tôi cần anh ủng hộ cái dự án này” , “Con cần bố mẹ ủng hộ cái dự án này , nếu bố mẹ tiếp tục nói theo cái kiểu này thì con không làm ăn gì được” . Rất nhiều gia đình Việt Nam bố mẹ nói “Thằng này lớn lên nó không làm ăn gì được đâu , tôi thấy nó là không được rồi” , “mày là lớn lên mày chỉ có làm cái này thôi , chứ mày đừng có mơ làm Bill Gates” . Rất nhiều gia đình Việt Nam , các bậc cha mẹ giáo dục con cái theo cái hình thức đó . Chúng ta nghe dạy là “Biết thì thưa thì thốt , không biết thì dựa cột mà nghe” đúng không ! Nhưng mà bây giờ không biết í , thì phải lên facebook để hỏi xem có ai biết không , chứ lặng thinh thì ai có thể cung cấp được cái đó , đúng không ! Rồi “im lặng là vàng” rồi “không được nói truyện với người lạ” . Có câu truyện vui là : Có 2 mẹ con và triết lý giáo dục của bà mẹ là :” Con phải nói “không” với đàn ông” . 1 ngày nọ cô gái trở về và khóc thút thít thì bà mẹ mới hỏi “tại sao con khóc” ? Cô gái mới nói là “dạ con lỡ có baby rồi” . “Thế tại sao mẹ dạy là phải nói “không” với đàn ông mà bây giờ lại xảy ra cớ sự như thế này ?” thì cô gái mới nói “dạ con vẫn tuân thủ” . Hỏi “tuân thủ là làm sao ?” . Dạ khi bạn trai hỏi “em có phản đối gì không” thì con nói “không” !!! Cho nên khả năng của người thành công là phải có khả năng cãi lời mẹ . Tức là ý tôi muốn nói : có những cái hệ thống giáo dục , những cái triết lý mà nó bắt buộc phải thay đổi để có thể bắt kịp được với việc phát triển của đời sống kinh tế xã hội ngày nay . Chúng ta không thể nói “im lặng là vàng” được nữa , có những lúc “im lặng là tội ác” , có những lúc im lặng nó đồng lõa với điều xấu cho nên bạn muốn làm lãnh đạo , bạn muốn vươn lên thì bạn không ngại việc phải phát biêủ dựa trên các hệ thống niềm tin mà mình cho là đúng đắn .
Văn hóa của Anh Mỹ mà người ta gọi là văn hóa Anglo Saxon í , thì người ta dựa trên cái mà người ta gọi là “common sense” . Cái điều gì người ta cho là đúng thì người ta sẽ vận dụng . Trong việc xử án thì người ta sẽ dựa vào những cái tiền lệ án , trước đây có vụ nào giống như vậy chưa và kết quả xử như thế nào thì người ta sẽ lấy cái đó làm luật để xử cho vụ án hiện tại . Còn luật của Việt Nam mình thì nó theo hệ thống của Pháp tức là những điều gì mà không được quy định trong luật thì không được phép xài : điều này luận không cho phép -> Cấm . Đó là cái hệ thống luật pháp của mình ! Trong khi hệ thống của Anh Mỹ thì họ dựa vào “common sense” và những tập đoàn Anh Mỹ so với tập đoàn của Pháp thì nó mạnh hơn rất nhiều và nó phát triển vượt bậc . Những tập đoàn số 1 thế giới đa số đến từ Mỹ . Vậy chúng ta thấy : chúng ta muốn có sự can đảm để vượt lên những tiêu chuẩn thông thường , những lời giáo dục thông thường đó thì chúng ta cần phải có khả năng “cãi” lại cái việc đó .
9. GIỜ NÀO VIỆC ĐÓ
Đây là yếu tố mà những người đi làm ở công ty hay vi phạm , tức là chúng ta thường không làm đúng công việc được giao . Cuộc sống cá nhân của chúng ta không tuân thủ là “giờ nào việc đó” . Khuynh hướng của con người luôn luôn lười biếng , đúng 100% đó ! Ai trong chúng ta cũng có tố chất lười biếng trong đó và chúng ta thích chọn cái gì mà nó thoải mái cho chúng ta . Chúng ta làm cái dễ trước mà chúng ta không chịu làm cái khó trước . Trong khi để tạo năng lượng làm việc thì cái “giờ nào việc đó” là rất quan trọng . Có những người Việt mà khi định cư ở bên Mỹ , thân nhân qua thăm liền gọi điện đến công ty , thì do quen với văn hóa làm việc bên đó , người ta nói “Sau giờ làm việc con liên lạc lại được không” mặc dù mấy chục năm chưa gặp . Thì người Việt mình lại nghĩ là những người bên đó nó không xem trọng mình . Mình bay từ Việt Nam qua , gọi điện đến công ty cho nó báo là đã tới Mỹ mà nó nói là sau giờ làm việc mới gặp mình . Thật ra là do mình không hiểu cái văn hóa của họ là họ “giờ nào việc đó” . Họ vẫn rất tôn trọng nhưng mà trong giờ làm việc tuyệt đối họ không làm truyện riêng . Tại sao những chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam , họ thường xuyên phàn nàn là người Việt chúng ta chưa chuyên nghiệp ! Chưa chuyên nghiệp ở chỗ là chúng ta lẫn lộn giữa cái công tác và tương tác . Trong giờ làm việc , làm 1 chút là bắt đầu lên mạng để xem có ai online không , rồi chat “Ê , hôm nay có gì hay không” , còn nếu không lên mạng thì cầm điện thoại nhắn tin hay gọi về nhà hỏi “Bữa nay ăn gì” … Những cái đó là những điều mà chúng ta cần phải triệt tiêu ngay . Cái quy luật nhân quả đối với văn hóa phương Đông và phương Tây thì người ta đều tin . Nếu chúng ta gieo nhân nào , chúng ta sẽ gặt được cái kết quả hoặc cái hậu quả : gieo nhân xấu sẽ gặp hậu quả , gieo nhân tốt sẽ gặp kết quả . Ngày hôm nay chúng ta đi làm ở công ty , chúng ta đang là cầu thủ mà chúng ta đá không tốt thì khi chúng ta thành huấn luyện viên để mở công ty riêng , cầu thủ của chúng ta không những cũng sẽ đá không tốt mà nó đá còn tệ hơn gấp 10 lần cái thời chúng ta đi làm là bởi vì lúc đó chúng ta đang phải trả cho cái quả đó .
Khi đi công tác , rất nhiều người nói là tiền do công ty chi ra cho nên tôi phải xài cho nó đã , lâu lâu mới đi công tác mà . Ăn thì tôi phải tiêu những cái gì mà nó lạ , bởi vì công ty cho phép là xài thoải mái trong vấn đề ăn uống và bất chấp đây là ngân sách của công ty . Thì khi chúng ta làm như vậy đó , cái đời sống nội tâm của chúng ta biết điều đó là sai nhưng … bởi vì nó không thuộc sở hữu của chúng ta . Tất cả các tôn giáo đều nói là “Nếu muốn người khác làm cho mình điều gì thì mình nên làm cho người khác như vậy” . Hãy xem cái ngân sách của công ty cũng như tiền túi của mình ! Các bạn có biết là các CEO quan sát rất kĩ , người ta biết trong 1 cái chuyến công tác đó ai xài tiền nhiều , ai xài tiền ít . Bạn xài xong bạn về phải báo cáo , khi người ta nhìn cái bảng expense report – báo cáo chi phí , người ta biết nhân sự nào là có tinh thần bảo vệ tài sản của công ty hay là lợi dụng tài sản của công ty . Các bạn đừng cho nó là chuyện nhỏ . Đến cái thời điểm mà người ta cần chọn vị trí để lên lãnh đạo đó , người ta sẽ chọn và người ta căn cứ vào cái performances trong suốt thời gian mà người này làm việc tại công ty , từ những việc nhỏ đến những việc lớn và người ta họp kín với nhau để chọn người này lên làm CEO chứ không phải người kia . Khi mà ban giám đốc chọn cái người thay thế đó thì phải trình với hội đồng quản trị , thì người ta có những cái để người ta ủng hộ cho việc là người ta chọn nhân vật này chứ không phải chọn nhân vật kia . Và lúc đó giở cái report của những năm trước , cái nhân vật nào mà xài tiền của công ty nhiều thì không còn gì để cạnh tranh nữa rồi , các bạn lưu ý điều đó . Cho nên cái sự chính trực trong làm việc , trong kinh doanh cho bất kì tổ chức nào là 1 cái yếu tố buộc phải có .
Văn hóa VIỆT NAM của chúng ta hay nói là “Cái này chơi cho đã đi , công ty trả mà” , “Điện thoại hả , điện thoại tao 1 tháng là được mấy cái thẻ sim công ty trả , gọi đi , không sao đâu” . Nhưng mà cái mục đích mà công ty trả tiền điện thoại là để làm gì ? để phục vụ cho việc kinh doanh , chứ không phải phục vụ cho việc riêng . Cho nên nếu muốn gọi điện thoại riêng thì sử dụng tiền túi và cái sim cá nhân của chúng ta chứ không phải cái sim của công ty . Khi bạn đi làm , sẽ có những vị trí được phát điện thoại rồi được cấp những cái này , cái kia , nhưng bạn phải giữ vững cái tinh thần là sự chính trực trong kinh doanh . Cho dù người ta không nhìn thấy , nhưng bạn đang vun trồng 1 cái nhân rất tốt và khi bạn mở công ty riêng thì bạn sẽ thu hút được những người mà đúng cái phong cách làm việc của bạn . Nếu bạn được phát 1 cái thẻ Taxi để đi công tác mà chúng ta sử dụng cho việc riêng thì khi bạn lập doanh nghiệp riêng , nhân viên của bạn sẽ cư xử lại y chang như bạn mà chúng ta không biết tại sao . Đồng ý không ?! Tôi đang trình bày với bạn những nguyên tắc mà những người vươn tới đỉnh cao của những cái chức vụ lãnh đạo , họ buộc phải có chứ không hề có con đường tắt . Cái việc làm giàu hay cái việc thành công , nó không có con đường tắt , nhưng bạn sẽ được trang bị những công cụ để đi nhanh hơn người khác . Bạn không thể đi tắt để tới đích được nhưng trên cùng 1 con đường , người ta đang chạy xe 50 phân khối thì nếu bạn có kỹ năng và chiến lược đúng đó , bạn sẽ chạy tới 500 phân khối . Vẫn là con đường đó nhưng bạn sẽ đi nhanh hơn người khác , nó không có con đường tắt nhưng khả năng sở hữu những công cụ trên sẽ giúp bạn đi nhanh hơn .
10. XỬ LÝ VIỆC KHÓ NUỐT TRƯỚC
Đây cũng là 1 tốt chất của người đi làm . Diễn giả nổi tiếng của Mỹ là Brian Tracy có nói về việc “Eat the Frog” . Frog là con ếch đó , con ếch mà nó còn sống mà các bạn biết là phải bỏ vô miệng nuốt thì nó ghê gớm cỡ nào . Nhưng nếu cái ngày hôm đó mà bạn đã nuốt được con ếch như vậy thì những việc khác là không xi nhê gì hết , không thành vấn đề ! Nó minh họa cho cái ý là phải xử lý việc khó nuốt trước . Đa số những người đi làm và kể cả chúng ta ở nhà cũng vậy , cái thói quen trì hoãn là cái thói quen xấu . Chúng ta biết tập thể dục là tốt nhưng không tập , trì hoãn ! Tiếng Anh có 1 câu mà những người thành công hay hỏi nhau là : “What is your almost future if you continue the way you are doing right now ?” tức là “Tương lai của bạn sẽ như thế nào nếu bạn tiếp tục cái cách mà bạn đang làm hiện nay” . Đó là câu hỏi mà những người thành công luôn hỏi . Nếu mà tôi tiếp tục sống theo cách này , thì tôi sẽ đến cái điểm nào , cái thuyền của tôi sẽ cập bến nào ? hay là chúng ta cứ mãi lênh đênh , chúng ta không biết là chúng ta sẽ đi đến cái điểm nào . Thì xử lý cái việc khó nuốt trước , cái việc gì mà căng đó , cái việc gì mà đòi hỏi trí tuệ cũng như sự tập trung cao độ đó thì chúng ta tập trung giải quyết khi cái năng lượng của chúng ta ở mức cao nhất chứ không phải ăn sáng , cà phê xong xuôi rồi , mở màn hình máy tính lên coi hôm nay có tin gì không . Năng lượng đang cao nhưng mà không chịu làm việc công ty mà lại làm cái việc không giúp ích gì cho công ty . Thành ra khi mà đọc tin 1 tiếng 2 tiếng đồng hồ nó sẽ gây mất năng lượng và tới cái phần report khó khăn nhất thì chúng ta không làm được , chúng ta tiếp tục trì hoãn và chúng ta biện hộ cho cái điều đó .
11. SẮP XẾP CHỖ LÀM VIỆC
Nếu bạn là sinh viên thì cái bàn học của chúng ta tại nhà phải gọn gàng , sạch sẽ và nó phải sạch bóng , đừng để những cái đồ vật lung tung ở trên bàn . Cái bàn mà nó messy 1 cái á , messy tức là nó tùm lum đó , là cái tư tưởng của chúng ta trong việc động não nó cũng messy theo luôn . Đa số những người đi làm việc có thói quen là văn bản nào mà nghĩ cái này mai mốt tôi còn tìm lại để đọc là bắt đầu chúng ta để lại . Chúng ta để 1 chồng ở trên bàn của chúng ta nhưng đảm bảo là 80% những cái gì mà chúng ta để lại đó , chúng ta không đọc nữa ! Brian Tracy cũng có nói 1 câu là “When it down , throw it out” – cái gì mà nghi ngờ không biết cái này có xài nữa không đó , vứt bỏ ! Thì cái bàn làm việc của chúng ta nó sẽ sạch và cái sạch đó chúng ta nhìn cái bàn làm việc tự nhiên chúng ta động não những cái chiến lược nó rõ ràng . Còn cái bàn làm việc mà nó tùm lum , chúng ta tìm cái bút chì , chúng ta tìm cái văn bản nào nó cứ messy cả lên thì nó làm cho tư tưởng của chúng ta nó bực dọc , nó ảnh hưởng tới cảm xúc và năng lượng của cúng ta . Cho nên sắp xếp chỗ làm việc là cái vấn đề rất quan trọng nha , cái bạn lưu ý cái đó.
12. TẬN DỤNG THỜI GIAN ĐI LẠI ĐỂ LÀM VIỆC
Sau này bạn làm những công việc mà đòi hỏi việc đi lại nhiều , bạn sẽ thấy thói quen của người đi máy bay , đặc biệt là những chuyến bay đường dài . Khi mà lên máy bay , máy bay đã ổn định độ cao xong đó , thì họ bắt đầu mở màn hình xem có phim gì hay không , gọi 1 ly rượu để thưởng thức . Trong chuyến công tác đó , những người thành công họ không làm vậy . Những người thành công , khi mà máy bay đã ổn định rồi thì họ bật laptop ra và họ làm việc . Họ chuẩn bị nội dung chuẩn bị họp đối với đối tác khi mà họ hạ cánh đó . Bởi vì cái thời gian mà chúng ta làm việc trên máy bay nó không bị làm phiền , nó không giống như thời gian các bạn ngồi ở văn phòng , chúng ta ngồi ở văn phòng chút xíu là có người làm phiền . Nếu chúng ta là sếp thì nhân viên gõ cửa để xin ý kiến . Nếu chúng ta là nhân viên thì bị người khác yêu cầu làm việc này việc kia . Trong khi cái thời điểm mà đi công tác , ngồi chờ tại sân bay là những quãng thời gian làm việc hiệu quả nhất . Đi máy bay từ Việt Nam nếu đi sang bờ Tây của nước Mỹ thì mất khoảng 17 – 18 tiếng còn đi sang bờ Đông của nước Mỹ là mất khoảng 21- 22 tiếng đồng hồ , đó là quãng thời gian mà chúng ta làm việc rất tốt . Phải tận dụng thời gian để giải quyết công việc còn muốn thưởng thức thì để chuyến về , chúng ta lên máy bay thưởng thức thì lúc đó cái tâm trạng của chúng ta nó sẽ thoải mái hơn , nó sẽ refresh hơn . Còn khi mà chúng ta enjoy cho đã , lâu lâu mới đi máy bay công tác 1 lần mà , nhậu xong mới đi khập khiễng trên máy bay bởi vì chuyến bay quốc tế thì người ta phục vụ cái đó nhiều lắm trong khi công việc chính thì chưa giải quyết xong . Thì việc đó nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến công tác của chúng ta . Sau này đi làm việc các bạn lưu ý cái này , tận dụng thời gian đi lại để làm việc nó sẽ giúp cho tính hiệu quả của chúng ta tăng cao hơn .
13. LUÔN LÀM MỌI VIỆC TỐT HƠN
Nếu các bạn là nhân viên kinh doanh , nhân viên tài chính , nhân viên kế toán … thì những công việc chính chúng ta luôn phải làm tốt hơn bằng cách chúng ta đặt câu hỏi : “Liệu có cách nào làm tốt hơn cái này hay không ?” chứ không phải cái kết quả mà chúng ta hài lòng . Khi các bạn đi làm việc , kể cả ở những tập đoàn quốc tế , khi có 1 ý tưởng sáng tạo mà cần cống hiến lên trên đó , các bạn sẽ gặp thường là trên 90% sẽ phản đối . Mà nếu bạn nản đó , thì bạn không vươn lên được đỉnh cao . Bạn sẽ nói “Sếp tôi khó chịu lắm , tôi nói cái gì ông cũng không nghe hết” nhưng mà thực ra cái người sếp không nghe đó còn có người sếp khác có thể nghe được và chúng ta kiên quyết nói rằng cái vấn đề này có lợi cho công ty thì chúng ta thực hiện , đó là luôn làm mọi việc tốt hơn những việc chính . Chúng ta sẽ được ghi nhận cái đó .
14. LÀM VIỆC 1 CÁCH THỰC SỰ
Làm việc 1 cách thực sự thể hiện ở cả những cách mà chúng ta đi đứng trong môi trường doanh nghiệp hay là trong công việc của chúng ta . Nếu chúng ta bước vào các tập đoàn nước ngoài , chúng ta sẽ thấy những chuyên gia nước ngoài họ đi rất nhanh . Họ đi nhanh hơn khoảng 25% so với bình thường . Còn người Việt mình ở cơ quan nhà nước thì ôm cái cặp hồ sơ bước từng bước rất từ từ , thong thả , vừa đi vừa nói ” không biết mấy đồng chí giờ này đã tới chưa” ! Tức là nó thể hiện từ cái tác phong của chúng ta không chỉ trong mà cả ở ngoài giờ làm việc . Trong giờ làm việc chúng ta buộc phải chuyên nghiệp , cách di chuyển của chúng ta , nó tạo nên năng lượng . 8h sáng đến 5h chiều làm việc ở công ty thì không làm bất kì việc gì ảnh hưởng tới thời gian này . Bạn phải luôn tự hỏi là : “Tại sao công ty trả cho tôi mức lương này” . Họ trả để bạn làm 8h đó . Hoặc câu hỏi thứ 2 : “Tôi có sẵn lòng thuê người khác làm cái công việc mà tôi đang làm với mức lương này hay không ?” bạn sẽ có được câu trả lời về sự chính trực làm việc 1 cách thực sự . Cái tính chuyên nghiệp nó nằm ở điều đó . Các chuyên gia nước ngoài họ làm việc với người Việt Nam và họ nhận xét rất chính xác về tính chuyên nghiệp của người Việt . Ở nước ngoài người ta rất sợ mất việc ở chỗ là những cái công ty họ phải chịu trách nhiệm rất lớn về hưu trí , về bảo hiểm , về cái nghỉ mát của nhân viên của họ cho nên người nhân viên rất sợ mất việc bởi vì bị mất là họ sẽ mất hết mọi thứ , rất khó tìm lại việc . Còn ở Việt Nam , do nền kinh tế đang phát triển thì chúng ta không ngại việc mất việc . Với lại công ty cũng không chịu trách nhiệm nhiều . Làm chỗ này không được thì chạy chỗ kia làm . Cái record của chúng ta nó không rõ ràng . Trong khi ở nước ngoài , họ quản lý rất chặt nên họ buộc phải có tính chuyên nghiệp . Cho đến tận bây giờ , người VIỆT NAM chúng ta vẫn rất khó có thể thay thế được các vị trí lãnh đạo trong các công ty nước ngoài tại Việt Nam .
15. TỐC ĐỘ TRONG CÔNG VIỆC
Chúng ta thường ngán nhất thủ tục hành chính bởi vì sao ? Bởi vì nó chậm , đúng không ! Rất nhiều công ty sẽ không muốn thuê những nhân viên mà có tác phong quá chậm , không giải quyết được vấn đề . Ta hay nói “Nhất cự ly , nhì tốc độ” mà , thời buổi hiện nay là thời buổi của ánh sáng mà các bạn chỉ có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cá nhân của mình thông qua việc tập trung cao độ cho cái công việc mà mục tiêu mình nghĩ là quan trọng . Còn nếu chúng ta trở thành nạn nhân của việc ô nhiễm thông tin , chỉ muốn hưởng , không muốn làm , ô nhiễm về nhiều thứ … thì chúng ta không đi nhanh được . Các bạn đang tập trung cho dự án này thì bạn nó nói “Ê đi cái này hay lắm” hoặc là “Đi xem cái này đi” … mặc dù ta biết chương trình đó không phụ thuộc , không giúp ích gì cho chúng ta , chúng ta vẫn đi , vẫn thực hiện . Chúng ta “thỏa hiệp với những điều không đúng” đó thì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ công việc của chúng ta . Tới thời điểm deadline để nộp bản báo cáo thì chúng ta nộp không kịp , bắt đầu chúng ta biện hộ và những người sếp hoàn toàn không thích sự biện hộ từ nhân viên . Những người muốn làm lãnh đạo thì ngay khi đang ở cấp nhân viên , họ phải triệt tiêu cái vấn đề biện hộ đi .
16. LUÔN CẢI TẠO LẠI QUY TRÌNH LÀM VIỆC
Người Nhật có 1 từ rất hay đó là “Kaizen” có nghĩa là “Cải tiến” . Cải tiến là cả 1 quy trình . Nếu quy định hiện tại của công ty cho rằng : “để hoàn tất dự án này thì phải qua các bước như thế này” mà chúng ta cống hiến được những cách làm nó rút ngắn được quy trình và nâng cao được hiệu quả thì chúng ta sẽ được ghi nhận rất cao . Thành ra cải tạo lại quy trình làm việc là 1 cái yếu tố mà chúng ta phải để ý ! Không phải chúng ta vào công ty , công ty dạy và huấn luyện chúng ta làm như thế này thì chúng ta cứ thế mà làm , không phải ! Phải sáng tạo và cải tạo cái quy trình , chúng ta mới trở nên xuất chúng được .
Bạn có thấy những điều này là khó không ? đâu có khó đâu ! Toàn những điều bạn biết nhưng giữa biết và làm , nó cho ra kết quả rất khác nhau . Những điều này là chúng ta đều biết nhưng do chúng ta thiếu người động viên , do chúng ta thiếu kỹ năng tự động viên cho nên chúng ta không chịu làm . Nhiều người đọc nhiều , rồi đi nghe diễn giả diễn thuyết thì thấy tinh thần lên nhưng 2 – 3 ngày sau thì nó lại xìu xuống , có không ! Là bởi vì chúng ta không chịu làm . Chúng ta đọc , chúng ta nghe cho sướng rồi chúng ta để cho nó xìu xuống . Cái việc động viên nó cũng như các bạn đi tắm vậy , đi tắm có mất công không ? Mất công chứ ! nhưng mà vẫn phải tắm mỗi ngày , đúng không ! Nam giới cạo râu có mất công không ? Vẫn mất công chứ nhưng mà vẫn phải cạo mỗi ngày . Thì tự động viên nó cũng vậy , cái tự động viên nó cần mỗi ngày , tính kỷ luật chúng ta cần mỗi ngày thì chúng ta mới có thể giữ được cái đà của nó . Còn nếu không làm thì chúng ta sẽ bị mất tinh thần , rất nhanh ! Hôm nay chúng ta đọc đó , thấy được đó . 2 – 3 ngày sau giao lưu với đám bạn , nó lại rủ cà phê , cà pháo là quên mất tiêu những điều hôm nay đọc . Nào là tốc độ , nào là cải tạo quy trình , thôi làm cái cà phê này cái đã . Làm cái cà phê cái đã ! Sau “cái đã” này đó , thì bắt đầu tám . Tám chán thì bắt đầu phê bình . Phê bình những người xung quanh , phê bình chính phủ , phê bình giao thông . Phê bình đủ thứ trò vì chúng ta không có gì để nói bởi vì chúng ta không biết được mục tiêu . Thành ra , người thành công sẽ làm những việc mà người thành công không muốn làm . Bạn đi làm sẽ gặp những người đồng nghiệp “Thôi mày ơi , mày làm cái này làm gì mất công , mệt lắm . Công ty quy định sao cứ làm vậy đi” . Chúng ta sẽ gặp những người đồng nghiệp như vậy và bị họ ngăn cản . Thật ra họ không cố ý mà do cái thói quen của họ , họ nói vậy thôi . Nhưng điều đó ngăn cản vấn đề cải tạo lại quy trình làm việc của chúng ta .
Thành ra , việc mà chúng ta có thể thương lượng để thăng chức , để tăng lương đó , nó phải được hỗ trỡ bởi kết quả và hiệu quả làm việc 1 cách chính trực chứ chúng ta không thể nói theo ý muốn của chúng ta được . Cuộc sống không cho bạn những thứ bạn muốn , cuộc sống chỉ cho bạn những thứ bạn đáng được hưởng . Chúng ta không gieo thì không thẻ gặt được . Cho nên ngay khi bạn ra trường thì cái chiến lược và cái kỹ năng , những cái tố chất làm việc , bạn nghiêm túc thực hiện thì cam đoan chỉ sau 3 năm , 5 năm bạn sẽ bắt đầu bước lên những cái nấc thang mới . Hiện nay có nhiều người dạy về làm giàu rất hay đúng không ! Có nhiều cách để làm giàu , có thể làm giàu theo Robert Kiyosaki , Cha giàu cha nghèo hoặc làm giàu theo kiểu Steve Jobs , Bill Gates … toàn là những người làm giàu cả . Tất cả 2 trường phái làm giàu đều có giá trị như nhau . Nhiều người nói rằng bạn làm việc cho công ty không thể giàu được , tôi cho rằng không đúng . Họ không giàu được là bởi vì họ chưa biết chiến lược làm việc cho công ty . Họ chưa biết cái chiến lược để công ty chia cổ phần . Họ chưa biết chiến lược để sử dụng những đồng lương kiếm được đó tái đầu tư vào công việc để làm giàu . Các bạn vẫn hay nói rằng đầu tư bây giờ rất dễ , các bạn nghĩ kinh doanh rất dễ . Khi bạn có ý tưởng sáng tạo và muốn làm cái lĩnh vực đó , các bạn ra ngoài gặp phòng hành chính , gặp sở kế hoạch đầu tư , họ thấy lĩnh vực của bạn luật chưa quy định và họ nói : “Thôi cái này để đợi đi , đợi chỉ đạo ở trên” , “Cái này tôi chưa thấy cái nào quy định , tôi không dám cấp phép” bắt đầu bạn nản , bạn chán . Bạn nói : “Trời ơi , sao nói kinh doanh giờ dễ dàng quá mà bây giờ ra nó khó khăn quá” . Thành ra bạn phải chuẩn bị cho chính mình , bạn hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn để làm giàu , bạn có thể trang bị chiếc xe 500 phân khối để chạy nhanh hơn trên con đường làm giàu hoặc bạn chấp thuận chiếc xe chỉ 50 phân khối thôi . Nó khác nhau về công cụ di chuyển chứ nó không phải khác nhau về con đường tắt . Hoàn toàn không có cái con đường tắt đó .
17. MỖI NĂM ĐỀU ĐẦU TƯ CHO BẢN THÂN
Cái vị trí của bạn ngày hôm nay và năm sau phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn học và tự đào tạo cho mình những kỹ năng nào . Cho nên bây giờ có rất nhiều những chương trình đào tạo cho chúng ta thấy các cách tiếp cận mới trên con đường thành công . Nhà trường không dạy cho chúng ta những điều đấy , nhà trường chỉ đảm bảo là chúng ta phải học hết chương trình mà bộ giáo dục và đào tạo quy định . Nhà trường không dạy cho bạn cách để làm giàu hay cách để thăng chức trong công ty . Bạn hỏi những người thành công , họ sẽ cho bạn biết họ phải học đổ mồ hôi như thế nào . Họ phải tự học , phải nghiền ngẫm , phải nghiên cứu như thế nào thì họ mới thành công . Chứ còn “5h chiều rồi , thôi cà phê cái đi” thì không thành công được ! Mỗi ngày chúng ta cà phê ở quán , chúng ta đếm thử coi bao nhiêu thời gian chúng ta đầu tư cho cái việc mà lẽ ra chúng ta không nên làm . Bạn muốn thưởng thức , chả ai phản đối nhưng bạn chọn thời điểm thưởng thức . Nếu như bạn nói được rằng : “5 năm nữa , tài chính của tôi ở mức mà tôi không làm việc nó vẫn nuôi sống được tôi” thì lúc đó bạn thoải mái thưởng thức , muốn chơi cỡ nào cũng được , làm việc chỉ là cái niềm vui . Còn bạn chưa đạt được ngưỡng tài chính đó thì đừng bị ảnh hưởng bời những cái thuật ngữ , những câu khẩu hiệu như : “Sống là phải hưởng thụ” rồi “Sống là không chờ đợi” … cái gì đó mà chúng ta chới tới là căng . Chơi tới năm 6 – 7 chục tuổi chúng ta vẫn phải tính : “Trời , tháng này sao mà tiền điện , tiền nước nó cao quá” , chúng ta nhăn trán bởi vì không đủ tiền ! Là do còn trẻ đó , chơi nhiều quá , già không có đủ tiền để chơi tiếp ! Mà già lo lắng thì không nói làm gì nhưng mà suốt cái chặng đường bạn đi tới cái tuổi già đó đấy , mỗi ngày bạn đều phải lo lắng bởi vì tài chính bạn không đủ . Cho nên thường khi nhớ lại những năm tháng mà kháng chiến đó , người mình phải ăn bo bo , phải các thứ … mà người ta vẫn sống được , người ta vẫn thành công . Thì bây giờ chúng ta có quá đầy đủ phương tiện mà chúng ta không thành công là có tội , có tội với gia đình , có tội với đất nước , có tội với những người mà đã kỳ vọng vào trong chúng ta . Chúng ta nhớ lại câu của BÁC HỒ có nói là : “DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ SÁNH VAI CÙNG CÁC CƯỜNG QUỐC NĂM CHÂU HAY KHÔNG , LÀ PHỤ THUỘC VÀO CÁC CHÁU” đúng không !
Có 1 cái đau lòng là bây giờ hơn 100.000 phụ nữ VIỆT NAM phải đi làm vợ ở nước ngoài vì lý do kinh tế chứ không phải vì tình yêu . Hàng mấy trăm nghìn thanh niên VIỆT NAM phải sang các nước khác làm những cái công việc chân tay mà người bản xứ không muốn làm nữa . Đó là cái nỗi đau , đó là cái nỗi nhục ! Vậy mà chúng ta mỗi ngày cứ chat chít , cứ chọt nhau , cứ không tìm ra giải pháp để cùng nhau làm giàu thì đó là tội ác , tôi cho rằng đó là tội ác ! VIỆT NAM của chúng ta cái gì cũng có , nguồn tài nguyên nào cũng có : tài nguyên thiên nhiên hay là tài nguyên con người . Chúng ta là những con người rất thông minh mà VIỆT NAM vẫn nằm trong top những nước nghèo nhất thế giới là điều không thể chấp thuận được ! Giới trẻ của chúng ta bây giờ mất phương hướng nhiều quá : chúng ta phải học cái ngành mà chúng ta không thích , chúng ta phải làm cái công việc mà nó không đúng đam mê của chúng ta . Đặc điểm kinh tế xã hội của mình đó , là khi mình thất nghiệp , mình không có tiền thì chính phủ chưa thể lo cho chúng ta . Nó khác với những nước phát triển . Ở nước phát triển thì người ta thoải mái theo đuổi đam mê . Người ta không có tiền xài thì chính phủ cho tiền để xài . Người ta không có đủ thực phẩm để ăn thì người ta sử dụng nhưng cái food stamps , người ta vào siêu thị mua thực phẩm và chính phủ trả tiền . Cái đời sống nó cao như vậy cho nên người ta có đủ điều kiện để người ta bất chấp , đám bạn chúng nó theo cái ngành nào nhưng tôi chỉ muốn theo cái ngành mà tôi thích thôi . Điểm đó là điểm khác biệt . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là VIỆT NAM chúng ta lại không thể làm những cái công việc mà mình có đam mê . Những cái khái niệm như là “nhất tinh , nhì toán” … gì đó , những cái câu mà khi các bạn thi đại học đó , chúng ta làm theo phong trào , đó là cái sai lầm kinh khủng ! Bạn không xác định được đam mê mà đi theo phong trào thì khi ra trường , bạn không biết làm gì cả ! Chúng ta lưu ý điều này nha : mỗi năm đều đầu tư về giáo dục và đào tạo cho bản thân . Bây giờ bạn học cái gì nó cũng có đủ , không thiếu cái gì , internet có đủ hết , không có thì hỏi các cái nguồn khác nó sẽ hỗ trợ cho chúng ta .
18. TỊNH TÂM
Dưới góc độ làm việc , tịnh tâm có nghĩa là bạn sẽ tự hỏi câu này : “Nếu tôi được phép bắt đầu lại từ đầu thì tôi có làm giống như tôi đã làm cái công việc này hay không ? Nếu cho phép tôi làm lại từ đầu , tôi có làm vậy không ?” . Tịnh tâm cho phép chúng ta review lại “What You’ve done in the past and then you can see your future” . Có nghĩa là những điều mà chúng ta đã làm trong quá khứ đó , chúng ta tịnh tâm lại . Người Việt mình thường không có thói quen ghi nhật kí làm việc . 5h chiều trước khi về chúng ta chịu khó lấy quyển sổ ra ghi : “Hồi sáng đến giờ chúng ta làm bao nhiêu việc đúng và bao nhiêu việc sai . Chúng ta đã xây dựng được bao nhiêu mối quan hệ tốt và chúng ta đã làm ảnh hưởng đến bao nhiêu người” . Do chúng ta không kiểm soát được nhưng cái nhật kí này nếu mà suốt 3 – 4 ngày chúng ta đọc lại sẽ thấy rất hay và tự nhiên kỹ năng của chúng ta nó cải thiện lên . Đó là cái hoạt động mà người ta gọi là “tịnh tâm” . Chúng ta nhìn lại , và sau 1 năm , cuốn sổ của chúng ta nó dày , tự nhiên chúng ta học được rất nhiều những kỹ năng . Khi mà chúng ta sang nước ngoài đó , đa số những chuyên gia làm việc ở nước ngoài , họ đều trang bị cho mình cái gọi là “multitask” tức là họ có nhiều chuyên môn lắm , họ làm được nhiều việc lắm chứ không phải như mình . Mình chỉ làm được 1 – 2 việc thôi còn họ có thể cùng 1 lúc giải quyết rất nhiều công việc. Đó là do văn hóa làm việc của họ , cái tịnh tâm của họ rất tốt nên họ làm được cái việc này .
19. PHẢI LẬP ƯU TIÊN RÕ RÀNG
Bạn biết được rằng trong cuộc sống của chúng ta điều gì là quan trọng nhất : gia đình , bạn bè , mục tiêu , nghề nghiệp … Cái yếu tố số 19 này nó liên quan với yếu tố số 4 tức là A – B – C – D ở trên đó . Cái mô hình quản trị thời gian A – B – C – D phải lập ưu tiên rõ ràng. Khi chúng ta biết cái ưu tiên của chúng ta nên làm việc gì thì nó mang lại hiệu quả cao, đừng có lẫn lộn. Cái bất hạnh của con người đó là lẫn lộn. Lẫn lộn giữa nhiều thứ. Không biết cô ta đối xử với mình như thế này là cô ta yêu mình hay cô ta ghét mình, nó không có rõ ràng. Rồi không biết mình làm vậy có đúng hay sai. Tức là cái gốc rễ càng sâu thì bạn càng đứng vững, cái gốc rễ mà không sâu thì bạn rất dễ siêu vẹo và đổ ngã. Nền kinh tế VIỆT NAM tại sao dễ bị tổn thương? Là bởi vì nghành kinh tế VIỆT NAM không có thương hiệu mạnh mang tầm quốc tế. Khi mà các nền kinh tế mạnh họ có thương hiệu rải khắp toàn cầu đó , ví dụ như ở Mỹ: Nếu Mỹ đang gặp khủng hoảng thì chi nhánh của tập đoàn Mỹ tại 1 nước Châu Á nào đang phát triển đó , họ sẽ mang doanh thu đó về để hỗ trợ lại cho cái chi nhánh tại Mỹ . Sức mạnh của thương hiệu nó nằm ở đó. Và nền kinh tế ở VIỆT NAM hiện nay rất nguy hiểm ở chỗ là chúng ta không có thương hiệu mạnh. Các tập đoàn như FPT , như VNPT , như Vinashin … họ mạnh là bởi vì họ có mối quan hệ về phía chính trị , họ mạnh vì họ được thừa hưởng những cái lợi thế mà việc cạnh tranh công bằng nó không tạo ra. Cho nên họ mới mạnh trong nước này thôi. Chứ khả năng cạnh tranh về cái khoa học quản lý , về trí tuệ sáng tạo , về các thứ … thì những thương hiệu này chưa thể là thương hiệu quốc tế được . Cho nên khi đụng truyện thì khả năng đổ vỡ của kinh tế VIỆT NAM nó rất cao và nó gây ra sự xáo trộn trong xã hội rất nhiều chứ không như những nền kinh tế nước ngoài. Chúng ta lưu ý , phải lập cái ưu tiên rõ ràng đó . Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì bạn phải đặt cái tiêu chuẩn ưu tiên trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp . Nước ngoài họ gặp khủng hoảng nhưng họ vượt qua rất nhanh là bởi vì thượng hiệu họ là thương hiệu toàn cầu , còn nước mình thì chưa đạt được cái đó cho nên chúng ta phải lưu ý .
20. SỐNG CÂN BẰNG
Cân bằng giữa cuộc sống và công việc , chúng ta phải đảm bảo cái sự cân bằng này .
21. LÀ CON NGƯỜI CỦA HÀNH ĐỘNG
Khi đứng trước 1 việc gì đó thì bạn nên chọn hành động để đừng phải hối hận . Làm rồi hối hận nó sẽ không sao , làm rồi hối tiếc nó sẽ không sao , mà không làm thì hối tiếc nó mới khó chịu ! Để ý cô đó mà không chịu tỏ tình , để cô ý đi lấy chồng thì nó mới khó chịu chứ nếu tỏ tình mà cô ý không chịu thì chúng ta không có gì phải nuối niếc nữa bởi vì tôi đã thực hiện. Thành ra cái “con người của hành động này” là 1 cái tố chất rất quan trọng của người đi làm. Lúc nào đứng trước cái việc gì buộc phải ra quyết định đó thì ra quyết định thực hiện luôn, cho dù cái kết quả nó như thế nào thì chúng ta cũng không hối hận .
******
Ở trên là 21 tố chất có thể làm cho các bạn đạt được mức thu nhập mà bạn muốn theo cách truyền thống. Tức là làm ở công ty,thăng chức,mở doanh nghiệp riêng,tăng cường thu nhập và mở rộng mối quan hệ trong phạm vi VIỆT NAM và quốc tế. Nó đều dựa trên cái cách làm việc của 21 tố chất này. Thỉnh thoảng các bạn coi lại để động viên tinh thần mình nhé. Lúc nào mà gặp bế tắc trong cuộc sống, không biết định hướng như thế nào thì hãy mở cái này lên để xem. Giới trẻ chúng ta rất cần cái này, chúng ta không muốn khi đi nước ngoài đó , người VIỆT chúng ta bị kì thị ở chỗ là chúng ta đến từ nước nghèo , nhân sự thì thiếu chuyên nghiệp rồi lại buôn lậu , lại … các thứ. Chúng ta không muốn cái hình ảnh đó . Chúng ta muốn người VIỆT phải là những Ngô Bảo Châu , những Đinh Việt , những Dương Nguyệt Ánh , những cá nhân xuất chúng ở nước khác tại chính mảnh đất mẹ là VIỆT NAM , chứ không phải khi ra nước ngoài chúng ta mới thành công . Bởi vì bây giờ chúng ta đâu có thiếu cái gì đâu , mà chúng ta không thành công là có tội. Cho nên bạn phải ngay lập tức lập cho mình 1 cái danh sách 10 điều mà mình muốn làm nhất sau khi tốt nghiệp. Sau đó chúng ta cứ cương quyết thực hiện , đừng có để bị chi phối bởi những vấn đề ô nhiễm thông tin, nhưng cái con đường tắt . Hoàn toàn không có con đường tắt , tất cả đều phải đi qua sự chính trực trong công việc hết .