Cuộc sống là một chuỗi những quyết định mà đôi khi bạn khó có thể nhận ra kết quả của những quyết định đó. Bạn khó có thể nhận biết được ngay quyết định của bạn là đúng hay sai, vì vậy bạn cần chú ý đến việc nâng cao kỹ năng ra quyết định. Dưới đây là 9 gợi ý giúp bạn đưa ra được quyết định hợp lý.
Contents
1. Hãy khám phá mọi thứ hết mức có thể, dù cho kết quả là điều ta không thể ngờ đến
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà con người thể hiện rằng họ chỉ đội “mũ trắng” hay “mũ đen”, tức là bạn sẽ vô cùng khách quan khi đánh giá mọi việc từ các dữ kiện thực tế hoặc là bạn sẽ đi theo hướng suy nghĩ tiêu cực, quá cẩn trọng hoặc dè dặt khi ra quyết định; và cũng chẳng có một sự kết nối liên tục của học thuyết tương đối về đạo đức, tất cả chỉ toàn là nhận định cá nhân và bị nhìn nhận phiến diện. Giả sử như chúng ta sống theo một cách khác thì sao? Giả sử như chúng ta sẵn sàng khám phá hết những lựa chọn khác có thể thay thế nhận định ban đầu?
Với những người mới bắt đầu, Quốc hội từ trước đến giờ dường như được nhìn nhận là có thể gia tăng năng suất làm việc một cách không thể tin nổi. Chúng ta né tránh những mâu thuẫn tột độ với những người ta cho là quan trọng một khi ta bước vào thế giới của sự thỏa hiệp. Dù cho sâu thẳm tận tâm can ta không bằng lòng với họ là chuyện thường, nhưng việc sẵn sàng “chung lưng đấu cật” với những người ấy hoàn toàn không có.
2. Hãy làm mới những ý niệm về sự cam kết để cuộc trò chuyện thật sự ý nghĩa
Người ta nói “Im lặng là vàng” những khi đúng lúc, và nó có thể là một hành động hay nhất ta có thể làm. Sự thật là mọi lựa chọn của chúng ta không nên được đưa ra một cách vô nghĩa như thế. Chia sẻ một điều gì đó với một ai đó quan trọng như cha mẹ ta chẳng hạn thì không thể được xem như một dấu hiệu của sự yếu đuối, mà đó là khi bạn muốn người khác biết đến quyết định của mình.
Hãy dành thời gian trò chuyện với vài bậc thầy về các mối quan và họ sẽ nói với bạn vài điều rằng: “trò chuyện là một điều vô cùng quan trọng”. Họ không sai chút nào; chia sẻ về những điều khiến cho bạn căng thẳng, hoặc những lựa chọn mà bạn không muốn có sẽ có thể giúp bạn khai phá những con đường ẩn giấu mà bạn hoàn toàn không hay biết về sự tồn tại của chúng.
3. Hãy sử dụng những lý do chính đáng thay vì cảm tính của bạn
Như chúng ta vẫn thường thấy trong phim ảnh, các vị anh hùng luôn được cố vấn bởi một người lớn tuổi hơn, thông thái hơn để tin tưởng vào “cảm giác” hay “bản năng” của vị ấy. Đó luôn là một điều đúng đắn trong phim ảnh, nhưng thực tế ngoài đời thì lại cho thấy rằng những điều dựa nhiều vào cảm tính lại có thể khiến ta vướng vào nhiều khó khăn.
Hãy chọn những lý lẽ để làm một người bạn tin tưởng. Nó sẽ giúp bạn cân đong những hậu quả mà bạn có thể gánh lấy về hành động của mình khi mà bản năng của bạn hoàn toàn thất bại trong việc mách bảo cho bạn. Bản năng là điều sẽ nhắc nhở người ta khi vào cuộc đấu tay đôi trong khi họ đang ở khâu tự kiểm tra những điểm không hợp lý; những lý lẽ sẽ trở về với họ không thiếu một điều gì.
4. Hãy mong đợi ở những điều thực tế
Khi bạn còn nhỏ bạn đã từng nghe ai đó nói với mình rằng bạn có thể trở thành bất kỳ nhân vật nào mà bạn muốn khi lớn lên. Thực tế là bạn không thể cùng một lúc là một anh chàng cao bồi kiêm nhà du hành vũ trụ, điều đó hoàn toàn cho thấy rằng suy nghĩ ấy thật viển vông. Một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành là việc học cách nhìn nhận được khoảng cách giữa những mong đợi của chúng ta với hiện tại khắc nghiệt.
Chẳng có gì là sai nếu bạn khá là tự tin vào chính mình cả. Ai cũng tin rằng chúng ta được sinh ra là để dành riêng cho những điều quan trọng là một sự thôi thúc hoàn toàn tự nhiên, và điều đó không nên phải bàn cãi thêm. Nhưng trên thực tế, điều đó được mang một cái tên khác: sự tham vọng. Những điều mà bạn không bao giờ muốn là đánh mất sự tập trung của bản thân vào ngay lúc này vào những mục tiêu và mong đợi không thực tế.
5. Hãy để tâm nhiều hơn vào những quyết định mua bán
Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ đến việc sẽ thay một tấm nệm mới, hay một chiếc xe mới hay thậm chí là tìm cho mình một chỗ ở mới tươm tất hơn thì việc mua sắm những món hàng quan trọng này chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều lo lắng bên cạnh sự hào hứng thường tình mà ai cũng có. Trong khi mà hầu hết mọi người tìm kiếm cho mình một món hời cho những vật dụng quan trọng, thỉnh thoảng cũng nên bỏ ra thêm một ít để có thể mua được một món bền hơn.
Trong suốt những tháng ngày sinh viên thiếu thốn, việc đi mua những vật dụng nội thất giá rẻ hay thậm chí thuê lại từ một người khác để sử dụng trong thời gian ngắn là một điều hợp lý. Tuy nhiên sau khi đã qua giai đoạn khó khăn ấy thì việc mua một món đồ “ăn chắc mặc bền” lại càng đúng đắn hơn. Thay vì mỗi năm bạn chi ra 100 đô la dành cho việc mua ghế liên tục trong vòng 10 năm như thế, tại sao lại không mua một chiếc ghế tốt hơn ngay từ lúc ban đầu? Nó có thể vượt ra ngoài ngân sách chi tiêu cho một lần mua sắm, nhưng bạn sẽ cảm thấy hài lòng đến tận những ngày sau đó.
6. Hãy suy nghĩ đa chiều
Như chúng ta đã từng nói đến lúc ban đầu rằng không có điều gì trong cuộc sống chỉ toàn những suy nghĩ của người đội mũ trắng và mũ đen, điều đó cũng không có nghĩa rằng những quyết định không đòi hỏi hoàn toàn sự xem xét kỹ lưỡng những mặt được và mất.
Kiểu tư duy hai chiều này có vẻ như phản tác dụng hay chưa chín chắn, nhưng nó sẽ giúp bạn phân định ưu và nhược điểm của một vấn đề, trong khi bạn có thể bỏ sót một vài điểm.
7. Hãy tìm cho mình một lối tư duy đúng đắn khi quan sát một bức tranh tổng thể
Hầu hết chúng ta bắt đầu một ngày mới với một suy nghĩ duy nhất trong đầu rằng: ngay từ khi ta tỉnh giấc thì hãy giữ cuộc sống của mình thay đổi ít nhiều so với tình trạng ban đầu cho đến cuối ngày. Chỉ trong hoàn cảnh tệ hại nhất là chúng sẽ chia sẻ những suy nghĩ của mình với một ai đó.
Đó là lý do vì sao cách nghĩ cuộc sống của chúng là một mảnh ghép của trò chơi xếp hình, và mỗi ngày chúng ta phải xác định vị trí mảnh ghép của mình đang ở đâu trong bức tranh ấy là rất quan trọng. Nếu như bạn không thể nắm rõ tình hình – đó là khung sườn của bức tranh bạn đang ở trong đó- thì bạn đang có một cái nhìn hết sức thiển cận về cuộc sống và thế giới. Việc tồn tại những suy nghĩ thiếu thực tế về vai trò của mình sẽ là con đường dẫn đến những điều đáng tiếc và thậm chí chúng ta sẽ rơi vào tình huống vô cùng khó khăn.
8. Hãy đánh giá một cách nghiêm túc từ lời nói đến hành động của bạn
Bạn đã từng bao giờ nghe đến khái niệm “không làm việc nửa vời” chưa? Nó nói về cách suy nghĩ mà bạn hoàn toàn cam kết với những gì bạn sẽ làm. Chúng ta thường dành quá nhiều thời gian dạo chơi trong cuộc sống mà thực chất không hề đưa ra bất kỳ quyết định nào, không biết có phải vì chúng ta vẫn chưa được trang bị những thứ cần thiết hoặc chúng ta không cảm thấy được đầu tư một cách kỹ lưỡng trong việc tạo ra kết quả cuối cùng.
Nếu bạn muốn biết rằng liệu mình đã ra quyết định đúng đắn nhất chưa, hãy thử một trắc nghiệm nhỏ sau: Bạn hãy tự hỏi bản thân mình rằng: “Tôi đã cam kết với điều này chưa?”. Bạn có cảm thấy hứng thú muốn biết kết quả sẽ như thế nào không? Nếu như bạn nhận ra rằng những cam kết của mình dành cho điều gì đó xa vời, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang đứng trên những động cơ sai lầm.
9. Hãy dẹp bỏ thói chần chừ ngay từ hôm nay
Những nỗ lực ở phút chót để hoàn thành bài tập hoặc bản dự án của bạn sẽ chẳng mang lại phép màu. Chính nó sẽ làm giảm giá trị của thành quả đạt được và tạo ra những căng thẳng không cần thiết. Hiểu được những điều này thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nếu như bạn phải quyết định một vấn đề gì đó thì việc xem xét một cách hợp lý và thậm chí xin ý kiến là một điều rất tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, bạn lại kết thúc bằng cách sử dụng những việc xem xét như vậy để chần chừ đưa ra quyết định.
Hình ảnh được trích từ nguồn: Rachel via Flickr Creative Commons
ALICIA LAWRENCE – If You Want To Make Good Decisions All The Time, Read This Dịch bởi Nguyễn Thị Quỳnh Anh