Hai người có năng lực như nhau cùng làm việc tại một công ty. Để tiện so sánh, xem như cả hai cùng đi làm lúc 9 giờ sáng và rời chỗ làm vào 7 giờ tối, mỗi ngày. Trên thực tế, lịch làm việc 10 tiếng một ngày là quá nhiều, nhưng ở hầu hết các công ty điều này hết sức bình thường ở mức độ quản lí.
Bill làm việc 10 tiếng liên tục không ngừng nghỉ, bày bừa đủ thứ việc cần giải quyết trên bàn và chạy đôn chạy đáo để dự các cuộc họp suốt ngày dài. Anh ta thậm chí còn phải ăn trưa ngay trên bàn làm việc. Việc này có vẻ rất đỗi bình thường và quen thuộc?
Ngược lại, Nick tập trung cao độ làm việc trong khoảng xấp xỉ 90 phút, sau đó nghỉ 15 phút trước khi bắt đầu lại. Lúc 12:15, anh ta đi ăn ngoài khoảng chừng 45 phút hoặc tập thể hình ở một phòng gym gần đó.
Vào 3 giờ chiều, anh ta nằm nghỉ trên bàn làm việc. Thỉnh thoảng đó là một giấc ngủ ngắn chừng 15 đến 20 phút. Cuối cùng, từ khoảng 4 rưỡi đến 5 giờ, Nick ra ngoài tản bộ chừng 15 phút.
Bill dành 10 tiếng đồng hồ làm việc. Anh ta bắt đầu công việc với 80% khả năng, cho phép mình thảnh thơi thay vì căng sức ra làm việc, bởi lẽ anh ta ý thức được mình còn có cả ngày dài phía trước.
Contents
1 giờ chiều, Bill cảm thấy những giấu hiệu mệt mỏi. Anh ta chỉ còn làm với 60% khả năng và dần dần cạn kiệt sức lực. Từ khoảng 4 đến 7 giờ, anh ta còn lại ở mức trung bình 40% khả năng cho công việc.
Điều này được gọi là quy luật giảm sự trở lại. Hiệu suất trung bình của Bill trong 10 tiếng là 60% của anh, cũng có nghĩa là anh ta chỉ có 6 tiếng đồng hồ làm việc hiệu quả.
Trong khi đó, Nick cũng dành ra 10 tiếng đồng hồ tương tự. Anh cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi làm việc với 90% khả năng của mình, bởi lẽ anh biết mình sẽ sớm có một giờ nghỉ giải lao. Anh làm chậm lại một chút khi ngày trôi qua, nhưng sau bữa ăn trưa hay giờ tập thư giãn, và sau đợt nghỉ giữa chiều, anh vẫn đạt 70% khả năng trong suốt 3 giờ còn lại của ngày.
Nick rời khỏi chỗ làm hai tiếng trong tổng cộng 10 giờ, vậy nên anh ta chỉ làm việc trong vỏn vẹn 8 tiếng. Trong suốt thời gian đó, anh ta làm việc ở mức trung bình 80% khả năng, do đó anh ta cáng đáng công việc chỉ trong chưa đầy 6 tiếng rưỡi đồng hồ – nửa giờ ít hơn so với Bill.
Bởi lẽ Nick tập trung và cảnh giác hơn Bill, anh cũng mắc ít lỗi hơn, và khi anh ta trở về nhà vào tối muộn, anh có nhiều năng lượng hơn dành cho gia đình mình.
Điều đó cho thấy, số giờ đồng hồ chúng ta ngồi trên bàn làm việc không quyết định những gì ta tạo ra mà chính là năng lượng được dồn vào đó.
Loài người được sinh ra để cân bằng nhịp độ giữa sử dụng và tái tạo năng lượng. Đó là cách chúng ta vận hành một cách hoàn hảo nhất. Việc duy trì một lượng sức lực dư thừa – về mặt sinh lí hay đầu óc, cảm xúc và thậm chí tinh thần – yêu cầu việc nạp lại năng lượng một cách liên hồi.
Làm việc theo cách của Nick, và rồi bạn sẽ nhận thấy mình làm được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian ít ỏi hơn, và đặc biệt, với một chất lượng cao hơn.
Cần tạo ra một môi trường làm việc mà thực sự đặt nặng mối quan hệ giữa công việc tập trung cao độ và sự nạp năng lượng, rồi bạn sẽ không chỉ
thu được năng suất cao hơn từ các công nhân của mình, mà còn có sự liên kết chặt chẽ hơn và niềm vui nhiều hơn từ công việc mang lại.
Có nhiều bằng chứng nói lên rằng việc tăng thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng giúp ta làm việc có hiệu quả hơn.
Lấy ví dụ từ kết quả nghiên cứu trên các phi công trên những lịch trình bay đường dài của Ban điều hành hàng không liên bang. Một nhóm phi công được tạo điều kiện có một giấc ngủ ngắn khoảng 40 phút giữa chuyến bay, và rồi cuối cùng cũng có được trung bình khoảng 26 phút ngủ thực sự. Thời gian phản ứng trung bình tăng gấp 16% sau khi có giấc ngủ đó.
Những phi công không có giấc ngủ ngắn đó, được kiểm tra ở một điểm chính giữa trong hành trình bay, có một sự sụt giảm lớn xuống còn 34% nói về phương diện thời gian phản ứng. Họ còn có thể ngủ gật nhiều lần trong khoảng vài giây trong suốt 30 phút cuối của chuyến bay. Những viên phi công có giấc ngủ ngắn không hề gặp phải vấn đề đó.
Hoặc lấy một ví dụ khác được thực hiện bởi chuyên gia về hiệu suất công việc – Anders Ericcson trên các vĩ công ở học viện âm nhạc Bec-lin. Những vĩ công giỏi nhất luyện tập theo tuần tự trong vòng không quá 90 phút, và nghỉ giữa mỗi bài. Những người này hầu như không bao giờ tập luyện nhiều hơn 4 tiếng rưỡi một ngày.Điều họ nghiễm nhiên hiểu được là quy luật giảm sự trở lại.
Những vĩ công hàng đầu cũng ngủ trung bình 8 tiếng mỗi đêm, và nghỉ trưa chừng 20-30 phút. Một tuần, họ ngủ nhiều hơn một người Mĩ trung bình đến hơn 16 tiếng.
Trong những năm 30-40 của mình, tôi đã cho ra đời 3 cuốn sách. Tôi ngồi ở bàn làm việc mỗi ngày từ 7 giờ sáng cho đến 7 giờ tối, tìm mọi cách để hoàn toàn tập trung viết lách. Mỗi cuốn sách mất của tôi ít nhất cả năm trời mới hoàn thành. Đối với cuốn gần đây nhất của mình, tôi viết theo một thời gian biểu hệt như những người chơi vĩ cầm hàng đầu nói trên – 3 hiệp 90 phút với một đợt nghỉ phục hồi xen giữa.
Tôi đã viết xong ba cuốn trong vỏn vẹn 6 tháng trời- đầu tư ít hơn so với nửa số giờ tôi có cho mỗi một trong số ba cuốn đầu tay. Khi tôi làm việc, tôi thực sự đang làm nó. Khi tôi đang nạp năng lượng- bằng cách ăn thứ gì đó, hoặc thiền, hoặc chạy bộ gì chăng nữa- tôi đang thực sự nạp năng lượng.
Áp lực không phải là kẻ thù ở nơi làm việc. Trên thực tế, áp lực chỉ là một phương tiện mà qua đó ta có thể mở rộng khả năng của mình. Thử nghĩ về việc nâng tạ. Bằng việc làm căng cơ bắp, sau đó phục hồi lại tư thế cũ, bạn đang dần dần tạo nên sức mạnh cho chính mình. Kẻ thù thực sự của chúng ta chính là thiếu sự nạp năng lượng liên hồi.
Còn bạn thì sao?
Bạn có hoạt động năng nổ và nghỉ ngơi trong suốt ngày làm việc của mình? Điều đó có giúp gì cho mức năng lượng của bạn?