Khi tôi nói về việc đặt mục tiêu cho năm mới, tôi thường bắt gặp nhiều câu hỏi kiểu như: “Sao tôi biết được liệu mình có quá hung hăng với những mục tiêu của mình không? Làm thế nào để biết mục đích của tôi là thực tế?”
Nếu bạn cũng đang tự hỏi những câu hỏi này, bạn đã đi đúng hướng rồi. Tại sao? Vì bạn đã nói về những mục tiêu mình nghi ngờ, xem xét và biết rằng sẽ hao tốn nhiều tâm sức của mình.
Tôi muốn trả lời những kiểu câu hỏi này bằng việc tìm ra nơi mà những mục tiêu của ai đó liên quan đến ba khu vực khác nhau. Tôi sử dụng cùng kĩ năng này khi đánh giá những mục tiêu của chính mình.
Contents
1. Tôi có đang vượt ra khỏi vòng an toàn của mình?
Với một mục tiêu có ý nghĩa, nó phải làm bạn sợ. Điều đó có nghĩa là nó phải đứng ở đâu đó bên ngoài vòng an toàn của bạn. Nếu bạn biết chính xác cách để đạt được mục tiêu, nó có lẽ không đủ xa.
Gần đây tôi đã xem một bộ phim tài liệu về những người chạy marathon quá khích nghiệp dư đã chạy một nghìn cây số băng qua bốn hoang mạc lớn. Một trong những người chạy đã thực hiện chỉ một vài đường chạy trước khi quyết định tham gia.
Việc cung cấp kinh nghiệm chính là lí do tại sao. Anh ta chưa bao giờ làm điều gì như vậy trước đây, anh ta nói, nhưng anh ta biết rằng mình sẽ khám phá ra một khi anh ta quyết tâm.
Tôi đang không có ý bảo rằng bạn cần đăng kí chạy hàng trăm dặm tại bốn trong số những nơi khắc nghiệt nhất trên thế giới. Nhưng nếu bạn có tất cả những nguồn lực tài chính, cảm xúc và sinh lí bạn cần bây giờ để hoàn thành mục tiêu, nó có lẽ không đủ thách thức để thúc đẩy bạn.
Ta biết được từ khoa học của việc đặt mục tiêu rằng việc chấp nhận thử thách của một mục tiêu tạo nên những sự gia tăng cảm xúc lớn cho chúng ta. Ta không hiểu được chúng từ việc gọi chúng đến. Vậy nên, chẳng hạn như, nếu bạn vừa chạy được 5 ki-lô-mét và bạn muốn kéo dài thành 10, có lẽ đó không thực sự là mục tiêu tốt nhất. Vậy còn việc yêu cầu lặp đi lặp lại một nửa – hay toàn bộ chặng marathon thì sao?
2. Việc đạt được mục tiêu có dẫn tôi vào vòng “không an toàn” của mình không?
Với một mục tiêu thực sự ý nghĩa, thành quả của nó nên nằm ở đâu đó ngoài vòng an toàn của chúng ta – trong vòng “không an toàn”. Bạn sẽ biết mình ở đó khi bạn bắt đầu cảm nhận được những cảm xúc ta thường cho là tiêu cực, những thứ như là nỗi sợ và nghi ngờ.
Khi được hiểu đúng, những cảm xúc được cho là tiêu cực có tác dụng như là những ánh sáng soi đường nói cho ta biết rằng mình vừa đến nơi. Khi ta không nhìn thấy con đường, hay không chắc về việc đã có những gì cần thiết để vươn tới mục tiêu hay chưa, thì ta đang tiến gần hơn đến một mục tiêu đáng phấn đấu.
Con đường sẽ không trở nên rõ ràng cho đến khi bạn quyết tâm. Chỉ cần có ý định và bắt đầu thôi.
Cố gắng để tìm ra nó trước qua việc chuẩn bị chi tiết chỉ là một cách thú vị của sự trì hoãn. Gắn với ví dụ chạy, tại sao không chỉ tải về một bản hướng dẫn huấn luyện chạy marathon – ngay hôm nay? Nhưng bạn cần thật thông minh về điều này. Chẳng hạn như, trong môi trường kinh doanh, có một sự khác biệt lớn giữa việc đặt ra những mục tiêu táo bạo và tạo dựng mối quan hệ kinh doanh thành công. Có thể thật thiếu khôn ngoan khi công khai ủng hộ một mục tiêu nhất định ở trong danh sách mục tiêu cá nhân của bạn. Chẳng có gì sai với việc có một vị trí trong công luận mà nằm trong vòn an toàn của bạn và mục tiêu cá nhân của bạn nằm ngoài nó.
3. Tôi có đang sa vào vòng ảo tưởng?
Có mốt sự khác biệt giữa sự không thoải mái và ảo tưởng – chẳng hạn như việc tôi cho rằng mình có thể thi đấu trong giải golf danh giá PGA. Bất kì ai từng chơi golf với tôi biết chính xác điều đó thật ảo tưởng đến nhường nào.
Còn về cái gã quyết định chạy băng qua 4 hoang mạc thì sao? Nghe có vẻ ảo tưởng sức mạnh, đúng không? Nó thực sự như vậy cho đến khi bạn xét đến sự thật rằng anh ta khá là lực lưỡng và đầy quyết tâm.
Nhưng làm thế nào bạn biết được mình đang bước vào thị trấn điên rồ?
Đôi khi đó chỉ là toán. Trong một ngày của sự kiện EntreLeadership tôi đã nghe Dave Ramsey đề cập đến một nhân viên bán hàng người đã đặt mục tiêu đạt được chỉ tiêu X trong danh sách dẫn đầu mới trong một khoảng thời gian nhất định. Dave đã cho là ngu ngốc và chỉ cho anh ta thấy rằng chẳng có đủ thời gian để thực sự hoàn thành mục tiêu. Nhưng việc trải qua một bài tập như vậy có thể dẫn ta đến đâu đó trong lãnh địa của sự có thể.
Đôi lúc nói chuyện với vợ/chồng hay ai đó gần gũi với bạn cũng có thể giúp.
Những mục tiêu trong vòng “không an toàn” luôn thách thức. Những mục tiêu trong vòng ảo tưởng chỉ khiến ta nhụt chí. Điều tôi muốn làm là đặt ra một mục tiêu ảo tưởng và sau đó điều chỉnh lại nó một chút. Rồi tôi thoát ra khỏi ảo tưởng và đậu vào đâu đó trong vòng “không an toàn” mình.
Những mục tiêu nhằm mục đích gì?
Khi ta cố gắng đặt những mục tiêu thách thức nhưng vẫn thực tế, điều quan trọng là hãy nhớ những mục tiêu ấy nhằm mục đích gì ngay từ đầu. Chúng giúp hoàn thành điều gì đó chăng. Nhưng còn quan trọng hơn thế. Một mục tiêu không phải chỉ là vấn đề bạn hoàn thành những gì. Đó là vấn đề bạn trở thành cái gì.
Một mục tiêu không phải là chuyện bạn hoàn thành cái gì, mà là bạn trở thành cái gì.
Mục tiêu là để phát triển. Một mục tiêu tốt khiến chúng ta phát triển và trưởng thành. Đó là vì mỗi mục tiêu đều nói về hành trình cũng như – thậm chí là hơn thế – điểm đến. Và đó chính xác là lí do tại sao việc đặt mục tiêu ngoài vòng an toàn là rất quan trọng.
Hãy chia sẻ mục tiêu của bạn, mục tiêu cuộc đời, mục tiêu ngắn hạn hay mục tiêu dài hạn vào comment phía bên dưới nhé.
Nguồn : Is Your Goal Challenging or Just Crazy? Here’s How to Tell the Difference