Mindfulness là việc bạn có ý thức về những gì đang diễn ra trong hiện tại với cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Mindfulness chứa đựng những kỹ thuật hứa hẹn sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về con người bên trong mình, những gì đang tác động đến những quyết định hằng ngày của chúng ta.
Luyện tập Mindfulness cũng đồng thời liên quan đến việc bạn nhìn vào những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của mình mà không có sự phán xét, tức là không đánh giá đúng hay sai, không né tránh, không chối bỏ, không chống cự với những gì đang hiện diện bên trong bạn. Khi rèn luyện sự chú tâm sâu sắc, nghĩa là chúng ta đang sống trọn vẹn với hiện tại, không có khơi lại vết thương trong quá khứ, không suy diễn về tương lai.
Mindfulness có nguồn gốc từ Thiền quan sát (Thiền quán) của Phật giáo nguyên thủy có lịch sử cách đây hơn 2500 năm, nhưng ngày nay nó được chấp nhận rộng rãi như là một kỹ thuật để quản lý căng thẳng (stress) vì những lợi ích tích cực mà nó mang lại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của những người thực hành nó.
Mindfulness đã được ứng dụng trong nhiều ở nhiều nơi như trường học, bệnh viện, nhà tù, quân đội,… để cải thiện nhiều mặt đời sống của con người.
Dưới đây là 10 lợi ích cụ thể mà Mindfulness mang lại
Những nghiên cứu về tâm lý và thần kinh cho thấy rằng luyện tập Mindfulness, dù chỉ là một vài lần trong một tuần cũng có thể mang lại những tác động tích cực về mặt thể chất, tinh thần, và mối quan hệ xã hội. Dưới đây là 10 lí do vì sao bạn nên đưa việc luyện tập Mindfulness vào trong lối sống hằng ngày của mình.
Contents
MANG LẠI LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE TINH THẦN
Mindfulness giúp tăng trưởng những cảm xúc tích cực, đồng thời giảm đi căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực.
MANG LẠI LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE THỂ CHẤT
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập Mindfulness sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, hạn chế bệnh tật.
THAY ĐỔI TÍCH CỰC BỘ NÃO
Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc rèn luyện Mindfulness sẽ giúp tăng mật độ chất xám ở những vùng não liên quan đến học tập, ghi nhớ, điều tiết cảm xúc và sự đồng cảm.
GIÚP BẠN KHÔNG BỊ BÉO PHÌ
Mindfulness giúp bạn tăng cường ý thức của mình, hạn chế các hành động ăn uống vô thức, ăn uống để giải tỏa cảm xúc, giải tỏa lo lắng. Lối sống của những người luyện tập Mindfulness cũng khuyến khích việc ăn các thức ăn lành mạnh, từ đó giúp ích cho việc điều chỉnh cân nặng.
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẬP TRUNG
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc rèn luyện Mindfulness sẽ giúp chúng ta giảm bớt những phiền nhiễu khi phải tập trung, giúp cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ.
GIÚP ĐIỀU HÒA CẢM XÚC
Trải nghiệm từ những người rèn luyện Mindfulness cho thấy rằng các kỹ thuật trong Mindfulness giúp cho họ quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, tránh những hành động bốc đồng bị dẫn dắt bởi cảm xúc tiêu cực.
TĂNG TRƯỞNG LÒNG TRẮC ẨN VÀ VỊ THA
Những nghiên cứu chỉ ra rằng việc luyện tập Mindfulness giúp bạn tăng cường hoạt động của mạng lưới thần kinh liên quan đến việc đồng cảm, thấu hiểu người khác, từ đó giúp cho người luyện tập Mindfulness tăng trưởng lòng trăc ẩn, vị tha. Phát sinh mong muốn giúp đỡ người đang gặp khó khăn.
TĂNG CƯỜNG SỰ HÀI LÒNG TRONG MỐI QUAN HỆ
Những cặp đôi được huấn luyện các kỹ thuật Mindfulness cho biết họ hài lòng hơn về mối quan hệ của họ, làm cho họ có cảm giác lạc quan và thoải mái hơn, chấp nhận người bạn đời của mình, hạn chế các mâu thuẫn, giúp cho mối quan hệ trở nên thân mật hơn.
GIÚP ÍCH CHO VIỆC LÀM CHA MẸ
Rèn luyện sự chú tâm giúp giảm những lo lắng, căng thẳng và trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Những phụ huynh được huấn luyện Mindfulness cho biết rằng họ trở nên hạnh phúc hơn trong mối quan hệ với con cái của mình, và những đứa con của họ cũng cảm thấy hạnh phúc hơn, giúp chúng cải thiện được những kỹ năng xã hội của mình.
Giúp cho những cựu chiến binh giảm các biểu hiện của hội chứng Hội chấn tâm lý (Post Traumatic Stress Disorder – PTSD).
Cách thực tập chánh niệm(MINDFULNESS)
Có nhiều cách để thực tập chánh niệm, nhưng tất cả các kỹ thuật là các hình thức thiền khác nhau được sử dụng để đạt được trạng thái tỉnh táo, tập trung thư giãn. Điều này được thực hiện bằng cách cố tình chú ý đến những suy nghĩ và cảm giác mà không phán xét. Điều này cho phép tâm trí tập trung vào hiện tại. Dưới đây là một số ví dụ về cách thực tập chánh niệm.
Thiền chánh niệm cơ bản: Lặng lẽ tập trung vào hơi thở tự nhiên của bạn hoặc vào một từ hoặc câu thần chú Hồi giáo mà bạn lặp lại trong im lặng. Cho phép những suy nghĩ đến và đi mà không phán xét và trở lại tập trung vào hơi thở hoặc thần chú.
Cảm giác cơ thể: Lưu ý các cảm giác cơ thể tinh tế như ngứa hoặc ngứa ran (không phán xét) và để chúng vượt qua. Chú ý từng bộ phận trên cơ thể bạn liên tiếp từ đầu đến chân.
Giác quan : Thông báo các dấu hiệu, âm thanh, mùi, vị và chạm. Đặt tên cho chúng mà không phán xét, cảm nhận chúng, và sau đó để chúng đi.
Cảm xúc: Cho phép cảm xúc có mặt mà không phán xét. Thực hành một cách đặt tên ổn định và thoải mái của cảm xúc. Chấp nhận cảm xúc khi họ đến, thừa nhận chúng mà không phán xét, và sau đó để chúng ra đi.
Cơn sóng thôi thúc: Đối phó với cơn thèm thuốc và cho phép họ vượt qua. Chú ý cơ thể bạn cảm thấy như thế nào khi sự thôi thúc đi vào. Thay thế mong muốn cho sự khao khát biến mất với một số kiến thức nhất định rằng nó sẽ lắng xuống và bạn có quyền kiểm soát sự thôi thúc.
Trần Minh Phúc lược dịch từ 10 reasons to practice mindfulness – Erin Link