Dù cho bạn có yêu công việc của mình đến thế nào chăng nữa, nhất định sẽ có những nhiệm vụ nào đó có thể bạn căm ghét phải thực hiện.
Thường thì, những công việc ấy suy cho cùng bị gác lại cho đến khi ý nghĩ về chúng khiến ta quá khó chịu (thường vì hạn chót đang đến cận kề) đến nỗi bạn buộc phải làm thứ gì đó.
Điều đáng nói là, những công việc chúng ta để lại ngập đầu thường khiến ta cảm thấy tội lỗi, nản lòng và căng thẳng.
Sẽ tốt hơn biết nhường nào nếu bạn đơn giản hoàn thành chúng thay vì tiếp tục trì hoãn?
Ba bí quyết đơn giản sẽ giúp bạn nhanh chóng xúc tiến thậm chí những công việc chán chường nhất trong danh sách việc phải làm.
1. Xem xét sự tập trung ngăn ngừa
Có hai cách để chuyên tâm vào bất cứ công việc nào: sự tập trung tăng tiến và sự tập trung ngăn ngừa.
Sự tập trung tăng tiến có nghĩa là bạn được thúc đẩy bởi những lợi ích bạn có thể có được từ việc thực hiện công việc đó – gây ấn tượng với sếp, học kĩ năng mới, vân vân… Nhưng nếu bạn đang thấy lo lắng về khả năng thất bại trong nhiệm vụ đó, sự tập trung tăng tiến sẽ bị hao mòn.
Trong trường hợp này, bạn có thể hướng sự tập trung từ tăng tiến sang phòng ngự. Nghĩ thầm: Tôi sẽ mất gì nếu không thực hiện công việc này? Theo cách này, bạn xem công việc như một cách để duy trì những gì bạn đã có, thay vì nghĩ đến cách bạn có thể nâng cao những gì hiện có. Cho ví dụ, hoàn thành nhiệm vụ là một cách giữ gìn danh dự của bạn.
Nếu bạn tập trung vào việc tránh mất mát, bạn có khả năng nhận thấy rằng bạn cần hành động ngay lập tức. Và có lẽ nếu càng lo lắng, bạn càng có xu hướng hoàn thành công việc sớm hơn.
Dĩ nhiên, đây không phải là một cách làm việc lí tưởng. Nhưng nếu không có thứ gì khác tạo động lực cho bạn, ý nghĩ về những hậu quả xấu bạn có thể gặp phải sẽ làm công việc đó.
2. Đừng nghĩ – Chỉ làm thôi
Đôi khi nhà phê bình bên trong chúng ta không cho phép mình làm việc có hiệu quả cao. Chúng ta nhận được những tê liệt phân tích bởi lẽ ta chỉ suy nghĩ quá nhiều. Bạn không muốn phải phân tích mọi thứ quá chi li kĩ lưỡng.
Nếu bạn đang thực hiện một công việc bạn không thực sự hứng thú làm, hãy cố gắng bịt mồm nhà biên tập bên trong của mình. Đừng nghĩ quá nhiều đến cách bạn làm nó, hay việc kết quả cuối cùng sẽ ra sao sau đó. Chỉ cần làm nó, và sửa lỗi sau. Hiệu chỉnh công việc sẽ dễ dàng hơn một khi bạn thực sự có thứ gì đó để sửa, hơn là chẳng có việc gì hết.
3. Bỏ qua cảm xúc của bạn
Bạn không thích làm việc gì đó. Vậy thì đã sao? Ai nói rằng bạn cần phải thấy thích để có thể thực sự làm nó?
Bạn không cần phải mong đợi mỗi nhiệm vụ trong danh sách việc phải làm của mình. Nói thẳng ra là, bạn cần phải chuyên tâm với mục tiêu của mình, nhưng bạn không cần phải cảm thấy thích thực hiện mỗi công việc để giúp bạn đến đó.
Trên thực tế, rất nhiều trong số những cái đầu vĩ đại và phong phú nhất của thế giới phụ thuộc chủ yếu vào lịch làm việc của họ, không phải vào cảm xúc. Họ thúc ép mình làm việc dù cho họ không được truyền cảm hứng, hay trong những trường hợp khác, dư vị của rượu.
“Nguồn cảm hứng tồn tại, nhưng nó phải tìm kiếm người đang làm việc.”
Lần tới bạn cảm thấy như thể bạn không thích làm gì đó, nhớ rằng bạn không cần cảm thấy thích nó thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là cách mình áp dụng để thực hiện những công việc không thích, vậy còn bạn dùng những cách nào hãy chia sẻ bằng cách comment xuống dưới nhé.
[sociallocker id=1614]Nguồn : How to do tasks you simply resent doing[/sociallocker]