Ai cũng cảm thấy năng suất lao động thấp. Nếu bạn muốn tăng năng suất lao động, hãy dành thời gian đọc những điều sau :
Bạn có thể học các phương thức sau :
• Ngủ ít đi.
• Làm việc nhiều giờ hơn
• Uống nhiều cà phê hơn
• Kiểm soát thời gian
• Trở thành chuyên gia trong nhiều việc
• Làm việc trên máy bay
Bạn có thể học tất cả các cách trên và hơn thế nữa, tất cả cho mục dích để mọi việc tốt hơn.
Những gì mà việc nghiên cứu về năng suất lao động đã bỏ qua khi nói rằng để năng suất lao động được nâng cao hơn, bạn phải hy sinh sức khỏe và các mối quan hệ của bạn, đó là yêu cầu tất yếu và không bao giờ có được mọi thứ. Hầu hết các chuyên gia về năng suất lao động cố gắng dạy bạn cách thực hiện việc này việc kia, nhưng những gì họ đưa ra thực chất là những kỹ thuật thực hiện mọi việc nhanh hơn vì vậy bạn cần có thời gian để làm nhiều việc hơn. Có một cái vòng luẩn quẩn ở đây.
Bí mật lớn nhất của năng suất là
ÍT HƠN
Làm ít hơn sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu tốt hơn
Chúng ta phải bắt đầu định nghĩa lại năng suất, bởi vì định nghĩa hiện tại thì hoàn toàn đáng bỏ đi. Khi nào là lần gần nhất bạn đã hoàn thành mọi thứ ? Khi nào là lần gần nhất bạn đã từng nghĩ rằng “ Năng suất làm việc của tôi rất tôi nên tôi đã làm xong mọi việc” và tôi đã không phải dậy sớm và làm lại tất cả các việc đó nữa ?
Định nghĩa mới về năng suất lao động
Định nghĩa hiện tại là tốt khi dùng để mô tà dây chuyền sản xuất, nhưng chúng ta là con người, không phải máy móc.
Có đúng không khi hiệu suất không phải là làm tất cả mọi tiêu chí mà là đạt thứ quan trọng nhất ? Có đúng không khi hiệu suất không phải là làm tất cả mọi thứ nhưng là làm những gì chúng ta thích và muốn làm? ? Có đúng không khi hiệu suất không phải là làm nhanh, nhưng là làm tốt ?
Nếu mục tiêu cuộc đời bạn là cống hiến hết mình và đó là tất cả lý tưởng của bạn, không có lời khuyên sau đây nào có thể giúp bạn. Tuy nhiên, nếu thấy việc làm tất cả mọi việc sẽ dẫn đến kiệt sức và nguy hiểm và bạn vẫn muốn thay đổi, hãy tiếp tục đọc nhé :
Làm thế nào để tăng năng suất với ít công sức hơn.
Thay đổi, thay đổi và thay đổi
Chúng ta cứ dại đột thêm nhiều thứ vào cuộc đời mình nhưng lại hiếm khi bỏ đi những gì mà mình không thật sự quan tâm. Đây là lúc bạn cần lập một danh sách những điều cần thay đổi để bỏ hết tất cả những gì mà mình không thích. Hãy xem xét lại công việc, cuộc sống và các mối quan hệ của bạn và thay đổi quyết liệt để dành chỗ cho những gì bạn quan tâm nhất.
Lập danh sách những gì bạn yêu thích
Những việc bạn thích làm và tại sao những việc đó luôn luôn ở những dòng dưới cùng trong danh sách ? Nếu bạn cứ chờ đợi cho đến khi bạn làm xong mọi thứ, khi bạn đã làm xong công việc của mình, khi có thời gian thì bạn sẽ không bao giờ bạn làm những gì bạn thích. Hãy bắt đầu ngay bây giờ.
Nghỉ ngơi,
Nếu không nghỉ ngơi, bạn sẽ không làm việc với chất lượng tốt nhất. Nếu không nghỉ ngơi, bạn sẽ không dành hết những gì tốt nhất cho gia đình và bạn bè. Bạn sẽ kém sáng tạo và giảm thiểu sự năng động khi bạn không thư giãn. Chỉ cần ngừng lại. Thư giãn
Có ít hơn những mục tiêu
Nếu bạn thường lo lắng về cách nào đó để đạt mục tiêu, đã đến lúc suy nghĩ về việc có ít mục tiêu hơn, tập trung vào những mục tiêu thực sự quan trọng. Những gì bạn chi trả hiện nay có đúng là những gì bạn cần không ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không chi trả những chi phí đó? Bạn có nên làm ít và hơn và nhận ít hơn không ? Có nhiều thứ tốt hơn là trở nên giàu có hơn.
Bỏ bớt vài trái bóng đi
Khi bạn có nhiều quả bóng thì bạn sẽ mất nhiều thời gian tung hứng và sẽ có nhiều quả bóng rơi xuống hơn. Khi bạn quên làm điều gì đó hoặc làm rơi một quả bóng, bạn sẽ cảm thấy tội lỗi và đáng khinh. Sẽ ra sao nếu bạn cố tình làm rơi một quả bóng hoặc đơn giản là không tung hứng bóng nữa. Tôi biết rằng bạn đã nghĩ rằng vào thời điểm đó việc ấy là quan trọng, nhưng nếu bây giờ hết quan trọng rồi thì hãy vứt bỏ nó đi.
Hãy nói Không
Nếu người khác biết được rằng bạn đã làm xong việc, họ sẽ nhờ bạn giúp đỡ. Có một câu nói đại loại như sau : “ nếu bạn muốn một việc được hoàn thành, hãy để nghị một người siêng năng làm nó “. Giống như vậy, nếu bạn luôn cảm thấy mình đã làm xong việc, bạn sẽ có nhiều việc thêm nữa. Hãy nói “ Không” và để chính bạn nghỉ ngơi.
Hãy làm từng việc một
Brooke McAlary đã viết 1 chương về chủ đề “ Hãy làm từng việc một “. Bà đề nghị làm từng việc một mà thôi, dành thời gian cho một việc nào mà bạn đang nghĩ đến. Một việc mà bạn đang trải nghiệm. Một mục tiêu duy nhất tại một thời điểm. Và khi bạn làm, hãy hít thở thật sâu. Và khi phải làm lại điều đó trong một ngày khác, hãy luôn trong tình trạng tốt nhất có thể.
Ngừng ngay việc đánh giá bản thân qua cách thực hiện công việc của mình
Vào cuối ngày, chúng ta thường có thói quen xấu khi đánh giá chúng ta là ai qua những việc đã làm trong ngày. Nếu danh sách việc cần làm không đánh dấu đủ và đích đến xa hàng cây số, chúng ta sẽ nghĩ rằng mình chưa cố gắng và chưa đủ tốt. Vậy thì thay vì đánh giá chính mình bằng những gì bạn đã làm, hãy đánh giá qua cảm giác mà bạn mang lại cho mọi người. Đánh giá bằng những gì có trong tim bạn thì tốt hơn là những gì trong danh sách việc cần làm của bạn.
Tôi biết rằng một vài bạn đang lắc đầu ( hay lắc bàn tay ) và nghĩ rằng thật dễ dàng để tôi có thể bảo bạn hãy làm ít đi. Bạn có thể làm nhiều hơn những gì bạn đã nắm bắt được và nghĩ rằng không thể dứt đi được. Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Tôi đã đỗ lỗi cho sếp của tôi và tình hình tài chính của tôi và bất kỳ lý do gì tôi có thể nghĩ ra để bào chữa cho việc tôi làm nhiều hơn. Nếu không có nhiều việc để làm, tôi đã tạo ra thêm.
Tôi làm nhiều hơn để giữ chỗ, để nắm bắt cơ hội và tồn tại. Tôi làm nhiều hơn để chứng tỏ bản thân, leo lên những nấc thang cao hơn và nhắm bắn vào mặt trăng.
Thế nhưng điều đó không xảy ra. Nhiều không phải là giải pháp.
Vẫn sẽ có nhiều thứ để làm. Hãy chọn ít hơn và làm chúng thật tốt. Hãy chọn ít thôi và làm cho xong. Hãy chọn ít hơn và làm những việc quan trọng nhất.
Nguồn : The Greatest Secret to Productivity That No One is Talking About