Có lẽ bạn đã từng gặp phải chuyện này ít nhất một lần trong đời.
Bạn gặp ai đó cực kì thành công và rồi phát hiện ra rằng họ cùng tuổi với bạn…( hoặc thậm chí trẻ hơn!)
Hay bạn tình cờ gặp lại một người bạn học cũ và anh ta có mọi điều bạn mong ước. Hay có thể bạn đang đọc thứ gì đó trên báo và biết về một thương gia thành công khác giành được khoản tiền khổng lồ nhờ một ý tưởng bạn đã từng bỏ qua trong quá khứ – và bạn ước gì người đó là bạn.
Và có vẻ như bạn không thiếu những ý tưởng.
Không phải bạn không có động lực chèo lái.
Cũng không đúng khi nói bạn không chăm chỉ làm việc, đúng vậy không?
Vậy thì tại sao?
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa những người làm ăn phát đạt và dường như luôn có được những gì họ muốn, và những người phải suốt đời chật vật mà chẳng bao giờ khấm khá lên.
Thực ra thì, câu trả lời ở đây khá rõ ràng. Nhưng đừng bị đánh lừa bởi chính sự giản đơn của nó. Những gì giúp chúng ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy…
Sự thật về việc tạo ra những gì bạn muốn trong cuộc sống, suy cho cùng, chỉ tùy thuộc vào ý nghĩ của chính bạn.
Contents
Người thành công chỉ nghĩ đến những gì họ muốn.
Hãy nghĩ về điều này: bạn có điều gì đó quan trọng xuất hiện nơi mà bạn muốn mọi thứ thật hoàn hảo, trong đầu bạn chắc cũng đang có ý nghĩ đến những chuyện không hay có thể xảy ra. Và không nhận ra được điều này, chính hành động ấy đang không tạo cơ hôi cho bạn hoàn thành kế hoạch dự trù trước… nó đang thực sự khiến mọi chuyện đi chệch hướng.
Và nếu bạn có xu hướng làm điều này ở một mức độ nào đó – bạn không chỉ có một mình.
Thường thường, trong những khóa đào tạo, tôi hỏi mọi người xem họ muốn gì, và cũng thường xuyên, họ sẽ dành nhiều thời gian và sức lực kể tôi nghe về những gì họ “không” muốn.
Tất cả chúng ta đều dành lượng lớn thời giờ suy nghĩ đến những chuyện không hay, có ý kháng cự và mong sao chúng không xảy ra, và chống chọi với những hậu quả không mong muốn.
Và chắc rằng, ta không muốn chuyện xấu gì xảy đến với mình, vậy nên có những dự trù hợp lí cũng tốt thôi. Nhưng việc nghĩ về những gì ta không muốn thực sự khiến ta thực sự trải nghiệm chúng.
Để tôi nhắc lại một lần nữa… vì điều này thực sự quan trọng:
Nghĩ về những gì ta không muốn khiến ta thực sự trải nghiệm chúng.
Và tiếp sau đó sẽ xuất hiện những suy nghĩ vô thức,… tất cả những điều bạn đang không hề nghĩ đến! Những ý nghĩ ấy góp phần tạo dựng thực tế.
Phần lớn thời gian những gì chúng ta tạo ra, ta không thực sự làm chúng một cách có ý thức… vậy nên tất cả những gì nằm trong phần vô thức của ta là những gì thực sự xuất hiện trong thế giới của chính bạn… điển hình như nỗi sợ và sự giận dữ. Bạn đã bao giờ để ý cái cách mà một khi chuyện xấu xảy ra, và bạn buông mình vào những suy nghĩ tiêu cực ấy, một chuyện xấu khác lại ập đến?
Và nếu bạn có vô vàn những suy nghĩ, tất cả những gì bạn tạo ra là một tập hợp hỗn độn.
Nhưng đó không phải lỗi của bạn.
Ta không điều khiển được ý nghĩ của chính mình
Gốc rễ của vấn đề là rằng, đa số chúng ta, trong phần lớn thời gian, không kiểm soát được suy nghĩ của chính mình. Ta bị chi phối bởi những chương trình (những nếp nghĩ) ta thực hiện từ thời thơ ấu… và tệ hơn là, ta hoàn toàn không ý thức được chúng.
Có lẽ ta ý thức được một phần nào đó rằng mình tạo ra và tái diễn những tình huống y hệt hết lần này sang lần khác. Nếu ta gặp vấn đề với đồng nghiệp, vậy thì chuyển nghề có lẽ sẽ chẳng giải quyết được vấn đề, bởi lẽ ta sẽ vẫn duy trì nếp nghĩ về việc trở thành nạn nhân như thế…
Có lẽ bạn cũng từng chứng kiến điều này trong chính các mối quan hệ của mình?
Con người có xu hướng hẹn hò với những con người giống mình lần nữa, lần nữa, chỉ có khác nhau ở khuôn mặt và cái tên. Ít nhất bạn có thể đã từng cảm nhận một ai đó vô cùng thân thuộc, nhưng không phải chính bạn.
Và những nếp nghĩ này cũng khiến ta tin rằng mình thật nhỏ bé.
Chúng khiến ta nghĩ rằng ta bị chi phối bởi chính những niềm tin bên trong của mình.
Ta tin rằng bởi vì đó chính là con người thật của mình, ta không thể nào thay đổi bộ máy bên trong của nó. Hay bất kì thay đổi nào ta thực hiện cuối cùng cũng chỉ khiến cho công việc chậm tiến độ và khó khăn hơn.
Ta cho rằng ý nghĩ theo thói quen khiến mình nghi ngờ. Trên thực tế, hầu hết trong chúng ta có một ý niệm cố hữu về những gì ta cho rằng có thể xảy ra – ta có một ý tưởng về thứ gì đó mình muốn làm, nhưng sau đó lại đưa ra hàng tá lí do tại sao mình không thể thực hiện chúng, và rồi mỗi lần ta có ý nghĩ về điều ta mong muốn, ta lại áp dụng những lí do tại sao lại không thể, lặp lại như vậy cho đến khi ta khép mình lại trong những niềm tin giới hạn của bản thân.
Nhưng có một giải pháp cho vấn đề này.
Có một cách để kiểm soát được ý nghĩ và nhờ đó, bạn có thể tháo bỏ những giới hạn ấy và sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.
Trái đắng : Bạn luôn tạo ra thực tế cho chính mình
Trí tuệ của bạn là một cỗ máy sáng tạo – dù là ý nghĩ gì đi chăng nữa, ở một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện trong thế giới thực… trừ khi bạn cởi bỏ ý nghĩ hoặc là mau chóng nghĩ đến điều ngược lại.
Và đây là một quan niệm đáng sợ mà với vô số những ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí mỗi giây phút hằng ngày! Để hiểu được rằng ta đang có một tác động trực tiếp đến cuộc sống của chính mình theo một cách hữu hình ban đầu thực sự là một trái đắng khó nuốt.
Nhưng cách duy nhất ta có thể nuôi hi vọng thành công mà ta khao khát là khi ta có thể chịu hoàn toàn trách nhiệm cho mọi thứ mình đang tạo ra cho chính mình – những điều tốt đẹp, xấu xa và đáng sợ.
Nếu bạn thích những gì mình đang tạo ra, vậy thì thật tuyệt vời. Hãy tiếp tục nghĩ về những suy nghĩ đang tạo ra hiện thực tuyệt vời ấy.
Nhưng nếu có những chuyện bạn muốn làm khác đi, hãy chỉ nghĩ đến những gì bạn muốn có, và chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc đưa nó trở về hiện trạng bạn đầu.
Ở ngay lúc này, đôi khi mối quan hệ nhân quả giữa ý nghĩ và trải nghiệm của ta xem chừng khó nhận ra…
Cần một con người thông minh, có ý thức để có thể mở cửa chào đón những khả năng… và nếu đây là lần đầu tiên bạn đọc được điều gì như thế này, bạn có lẽ sẽ phải đọc lại nó ở những nơi khác để thực sự có thể áp dụng và nhìn ra SỰ THẬT trong đó.
Nhưng cũng ổn thôi…
Tất cả việc học ở mức độ này đều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm – và cũng được thôi nếu bạn dần dần thử nghiệm điều này cho chính mình và chứng mình với chính bạn hơn là chỉ chấp nhận quan niệm này như một lí thuyết suông.
Lí thuyết chẳng giúp được gì trong việc thay đổi một cuộc đời.
Lí thuyết không có ý nghĩa gì cho đến khi bạn có thể áp dụng nó vào thực tế.
Vậy thì hãy nói về cách bạn thực sự sử dụng những kiến thức này để tạo ra sự thay đổi thực sự trong mức độ thành công bạn tạo ra…
Cách để tạo ra những gì bạn “thực sự” muốn
… và không phải những gì bạn không muốn.
Bước 1: Bạn chịu trách nhiệm!
Bởi lẽ bạn ý thức được điều này, bạn sẽ thấy mình tự động tiến lên và trở nên có quyền kiểm soát hơn trong những gì bạn tạo ra. Bạn giờ đang chịu trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra trong thế giới của chính mình…
Nhưng đây là tin tốt. Bởi nó đặt bạn lại vào vị trí chèo lái.
Nếu bạn đã tạo ra việc gì đó (dù tốt hay xấu) bạn có quyền kiểm soát về nó để hoặc tạo dựng lại một lần nữa, hoặc hoàn toàn không tạo dựng nên nó. Nhưng bạn làm được vậy bằng việc chịu trách nhiệm cho mọi điều xuất hiện trong thế giới của bạn.
Bước 2: Nhạy cảm với bộ não
Hãy ý thức được rằng mỗi ý nghĩ bạn có sẽ biểu hiện ra nếu không được loại bỏ với những suy nghĩ đối ngược. Vậy nên cần canh chừng những ý nghĩ đang bủa vây trong đầu bạn… vứt bỏ những cái không làm lợi cho bạn.
Tập trung tâm trí vào những gì bạn muốn tạo ra.
Bước 3: Ý thức rằng bạn có quyền kiểm soát
Tôi không có ý nói về việc cầu nguyện, hi vọng hay mơ mộng hão huyền… Chúng chỉ khiến chúng ta thêm bế tắc.
Tôi muốn nói đến việc bao trùm thực tế rằng những gì bạn có trong đầu là những gì bạn tạo ra – vậy nên hãy giữ chúng trong đầu và chờ đợi rằng chúng sẽ xảy ra.
Công cụ kích hoạt vàng
Giữ yên lặng – khi ta phải tìm từ ngữ để giải thích những gì mình muốn, rốt cuộc ta chỉ làm rối tung mọi thứ và bào chữa, rồi lại nghi ngờ.
Chỉ cần ghi nhớ những gì bạn muốn, và quên đi việc thuyết phục bất kì ai khác tin những gì bạn đang làm.
Và nếu bạn thành công?
Nếu có thể làm được điều này – bạn sẽ không chỉ đạt được mục đích của mình mà còn trở nên cực kì năng suất trong công việc – bởi vì bạn không còn phải có mặt thường xuyên trong cuộc chiến chống lại những ý nghĩ và hoài nghi của chính mình.
Bạn sẽ cảm thấy tự do hơn, bởi vì bạn đang nắm quyền kiểm soát tâm trí của chính mình. Đó không phải là vấn đề hạn chế chúng ta. Đó là suy nghĩ của chúng ta về vấn đề của chúng ta giữ cho chúng ta bị mắc kẹt và không thể tiến về phía trước.
Hãy tưởng tượng một người mà bạn nghĩ rằng bạn có thể là nếu bạn không có tất cả các cuộc trò chuyện tâm và nghi ngờ, ngay bây giờ.
Đó có thể là bạn, trong thực tế, trong một khoảng thời gian ngắn đầy bất ngờ.
Tốt hơn hết … Bạn hãy bắt tay vào làm ngay bây giờ
Vì vậy, ngay bây giờ, để lại cho tôi một bình luận, và cho tôi biết chính xác những gì bạn chọn dành thời gian cho nó trong công việc hay kinh doanh …
Nếu bạn không có những hạn chế mà níu giữ bạn lại, thì cuộc sống của bạn bây giờ sẽ ra sao, như thế nào?