Tôi bắt đầu tham gia Toastmasters từ hồi tháng 6. Tôi thích bầu không khi và cái cách nó khuyến khích mọi người cải thiện kĩ năng nói trước đám đông của họ.
Toastmasters thường xuyên tổ chức các cuộc thi, và gần đây tôi có tham gia một cuộc thi đánh giá qua nhóm. Đó là một cuộc thi độc đáo bởi không đề cập đến vấn đề đưa ra bài diễn thuyết, mà liên quan đến việc đánh giá một bài phát biểu. Có một diễn giả thử nghiệm, và những người tham gia phải đưa ra một bản đánh giá từ hai đến ba phút.
Đánh giá là một điều gì đó rất khác lạ với tôi. Trước cuộc thi, tôi từng đưa ra chỉ một lời đánh giá duy nhất tại câu lạc bộ, và nó thật kinh khủng. Nhưng rồi tôi thực hiện một vài chuẩn bị và cố gắng hết mình để chiến thắng cuộc thi cấp câu lạc bộ. Tôi đã lọt vào cuộc thi cấp khu vực và rất may mắn đã giành chiến thắng, dù rằng cuối cùng tôi cũng thất bại ở vòng thi phân loại.
Tôi vẫn còn phải học hỏi thêm nhiều, nhưng trải nghiệm đó đã dạy tôi nhiều bài học về cách để làm tốt một việc gì đó.
Contents
1. TÌM RA ĐỘNG LỰC CHO MÌNH
Thành công ở bất kì lĩnh vực nào cũng cần có thời gian và nỗ lực. Bạn cũng có thể phải nếm trải những khó khăn trong cuộc hành trình ấy. Đó là lí do tại sao việc tìm ra động lực lại quan trọng đến vậy: nó giúp bạn vượt qua những khó khăn.
Động lực của tôi cho cuộc thi được nhân đôi. Trước hết, tôi muốn thách thức bản thân trở thành người giỏi nhất có thể. Thất bại cũng tốt miễn rằng mình đã nỗ lực hết mình. Thứ hai, tôi thực sự thích thú với việc đánh giá bài phát biểu. Tôi xem nó như nghệ thuật làm hoàn thiện thêm một bài nói. Nó đầy thách thức nhưng cũng rât thú vị với tôi.
Dù cho bạn làm gì chăng nữa, hãy tìm ra động lực cho mình trước. Có một chữ “tại sao” lớn để tự vặn hỏi bản thân là điều cần thiết.
2. BIẾT CÁCH ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
Để giỏi làm một việc gì đó, bạn phải biết cách đong đo quá trình của mình. Chuẩn đo là gì? Làm thế nào để biết được bạn đang có những bước tiến bộ? Việc nhận diện được chúng sẽ giúp bạn tập trung tâm chí cho nó.
May mắn thay cho tôi là cuộc thi có đề ra những tiêu chí rõ ràng. Tôi biết được những gì giám khảo mong đợi, vì vậy tôi có thể cải thiện bản thân dựa vào đó.
3. HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Đừng lãng phí thời gian của bạn với những thử nghiệm và sai sót. Thay vì vậy, hãy tìm hiểu xem làm thế nào những người chiến thắng đạt được điều bạn mong muốn. Với tôi, tôi thường đọc những bài báo về những người chiến thắng trong các cuộc thi đánh giá để học từ chính họ.
Ai là những người chiến thắng trong lĩnh vực bạn theo đuổi? Học từ chính kinh nghiệm của họ.
4. LUYỆN TẬP
Chỉ biết đơn thuần những việc bạn cần làm là không đủ; bạn phải áp dụng nó vào thực tế.
Riêng tôi làm vậy bằng việc luyện tập đánh giá. Tôi đã xem những bài phát biểu trên YouTube và cố gắng đánh giá chúng. Tôi vạch ra dàn ý sơ lược và luyện tập đưa ra những bài đánh giá từ hai đến ba phút. Điều đó thực sự hữu ích bởi lẽ nó giúp tôi nhận ra những vấn đề cần cải thiện, như là cách phân bố thời gian.
Ôn lại những gì bạn vừa học. Càng làm nhiều, bạn càng làm tốt hơn.
5. CHẤP NHẬN MẠO HIỂM
Để giỏi một việc gì, bạn phải chấp nhận mạo hiểm. Không mạo hiểm nghĩa là không phát triển.
Cá nhân tôi ý thức được rằng mình có thể mắc lỗi (như là quá giờ hoặc bị loại ra) và gây bối rối cho chính mình. Nhưng đó là mạo hiểm tôi cần có nếu muốn phát triển.
Đừng cố làm hoàn hảo mọi thứ. Tại sao ư? Bởi lẽ bạn có thể bị nhụt chí nếu như mình thất bại. Thay vì vậy, đặt mục tiêu trở thành người giỏi nhất có thể. Chẳng có gì phải hối tiếc một khi bạn đã làm hết sức mình.
Còn bạn, bạn có bí quyết gì ? Hãy chia sẻ chúng trong phần nhận xét.
Xin cảm ơn!