Có thực sự có khả năng nào để thành công hơn bằng việc giới hạn bản thân?
Câu trả lời là có.
Nhưng những giới hạn luôn được cho là không tốt và hèn hạ; là những kẻ thù đến tinh thần tự do bên trong chúng ta, đúng vậy không?
Hóa ra điều tôi vừa nhận ra là rằng đôi lúc những giới hạn thực sự là chìa khóa đến thành công của bạn.
Sự Khác Biệt
Có những giới hạn bản thân thâm căn trong tâm thức chúng ta. Và có những giới hạn được chọn lựa một cách có ý thức.
Những giới hạn tập quen một cách vô thức là những loại chỉ xảy đến với bạn. Bạn không thực sự chọn chúng, chúng chỉ cứ vậy xuất hiện thôi. Chúng có thể là kết quả của sự khai hóa của con người, sự thể chế hóa, hay nền giáo dục công lập. Dù chúng đến từ đâu chăng nữa, bạn có lẽ đã không quyết định một cách có ý thức rằng bạn muốn những giới hạn tự mình chuốc lấy như một phần của hành vi tự động của bạn. Không ai muốn điều đó hết. Việc chọn lựa thứ gì đó như vậy khi còn tỉnh táo sẽ là một điều khá ngu ngốc.
Vậy thì loại giới hạn nào thực sự hiệu quả.
Và không có gì ngạc nhiên khi ta trở nên quá ghét cái cảnh hay chỉ là sự đề cập đến những giới hạn.
Nhưng hóa ra thực sự có một điều gọi là những giới hạn tích cực. Điều đó nghe có phần điên rồ, đúng vậy chứ?
Đó là điều tôi cũng nghĩ đến lúc đầu.
Tôi đó luôn là một kẻ bất tuân. Tôi có một chuỗi mong muốn kiểm tra những giới hạn, phá luật, và bất cứ điều gì gắn với một tâm thế nổi loạn. Việc bước vào thế giới phát triển bản thân chỉ tăng thêm điều đó, bởi lẽ đa số những chuyên gia bậc thầy trong lĩnh vực phát triển con người sẽ nói với bạn rằng “Không có những giới hạn, mà chỉ có những điều bạn tự đặt ra cho chính mình.” Tuy nhiên, điều họ thực sự chưa bao giờ nói với bạn là rằng một vài trong số những giới hạn bạn đặt ra cho chính mình có thể là điều tích cực.
Khi bạn nghĩ về một “cuộc sống không giới hạn”, bạn có xu hướng nghĩ rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì. Ở một mức độ nào đó thì điều đó là đúng. Nhưng vấn đề với quan điểm không giới hạn là rằng nó tránh né sự phê bình bởi lẽ mỗi lời phê bình được xem như là một “giới hạn.” Những vấn đề chính đáng thực sự bị gạt bỏ với lí do là những ý nghĩ về sự không thể. Những vấn đề chính đáng thực sự được xem như là tự hạ thấp bản thân mình, bóp nghẹt tiềm năng của bạn. Nhưng đó chỉ là một phần của điều này thôi. Vấn đề thực sự xảy đến khi bạn nhìn nhận mọi giới hạn như những điều xấu xa mà không hề mảy may suy xét.
Vì rằng một số giới hạn thực sự mang lại lợi ích.
Chắc chắn rằng, bạn có thể làm mọi điều bạn muốn, nhưng bạn không thể làm mọi thứ. Dù vậy, cái tâm thế không giới hạn không thực sự thích ý tưởng này; nó tránh né những khuôn khổ và gạt bỏ chúng như những cái bẫy kìm nén bạn.
Và đây là điều trớ trêu đằng sau tất cả:
Tâm thế không giới hạn thực sự là một hành vi của sự giới hạn
Một khi bạn đã đặt mình vào trong mô hình khước từ mọi giới hạn, bạn đã ghì chặt lấy một trạng thái tồn tại cố hữu. Chính sách không giới hạn của bạn vô hình chung đã giới hạn bạn.
Một vài giới hạn tích cực tôi vừa thực hiện
Tôi vừa nhận ra trong chính cuộc đời mình rằng một vài giới hạn là tích cực và cần thiết. Chúng giúp tôi đạt được mức độ thành công lớn hơn tôi từng có thể khi chưa có chúng.
– Tôi giới hạn bản thân bằng việc chỉ tập trung vào một đề tài hay một hướng cải thiện mỗi tháng.
– Tôi giới hạn bản thân chỉ làm việc với nhiệm vụ quan trọng nhất mỗi sáng.
– Tôi giới hạn bản thân làm việc tối đa mỗi khoảng 90 phút, sau đó sẽ nghỉ ngơi ít nhất là 10 phút.
– Tôi giới hạn bản thân với số lượng dự án tôi sẽ đảm nhiệm cùng một lúc.
– Tôi giới hạn bản thân với số lần tôi kiểm tra mail (lướt Facebook) mỗi ngày.
– Tôi giới hạn bản thân bằng việc không làm việc vào thứ bảy và chủ nhật.
– Tôi giới hạn lượng thời gian tôi dành ra viết một bài đăng trên trang blog.
– Tôi giới hạn số lượng khách hàng mình sẽ đảm nhận mỗi lần.
– …
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những cách tôi đã áp dụng giới hạn có ý thức vào đời mình. Tôi dám cá bạn có thể nghĩ về cái cách bạn có thể thực hành những giới hạn trong cuộc đời bạn, theo một cách nhằm phục vụ và tiếp thêm quyền năng cho bạn. Và tin tốt là, bạn không cần phải ngưng lại cuộc hành trình loại bỏ những giới hạn tự gây hại cho bạn. Chỉ cần có một cách tiếp cận thông minh với những giới hạn bạn áp đặt lên cuộc đời mình.
Suy ra từ một người luôn cố gạt bỏ những giới hạn ra khỏi cuộc sống của cô ta, tôi có thể nhiệt thành nói với bạn rằng chúng không quá tệ đến vậy. Điều quan trọng là bạn xử trí ra sao với chúng. Và quan trọng hơn, rằng bạn chọn chúng, chúng không chọn bạn.
Hãy bắt đầu ngay bây giờ bằng 5 cách để đánh bật sự trì hoãn