“Nỗi lo cho ngày mai sẽ không là vô ích bởi ta phải khổ sở vì nó, nỗi lo lắng cho ngày hôm nay sẽ chằng thể đủ vì nó quá lớn”. Leo Buscaglia
“Sự lo lắng thường biến những thứ nhỏ nhặt bỗng trở thành những ảo ảnh lớn.” Swedish Proverb
Lo lắng .
Nó bắt đầu một suy nghĩ dai dẳng không thôi.
Nó tạo ra những suy nghĩ nhỏ nhặt khác.
Và trước khi bạn nhận ra sự có mặt của nó thì đã có một cơn bão đang hoành hành trong tâm trí bạn, làm đầu óc bạn rối bời và nhanh chóng hạ gục cả thể chất và tinh thần của bạn.
Tức là người bạn cũ đó đang trở lại, mang đến những hỗn loạn bên trong bạn
Tôi không còn cảm thấy xa lạ với nó và cả với những ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ của nó đến cuộc sống và hạnh phúc trong tôi.
Nhưng trong một thập kỉ trở lại đây, tôi đã tìm ra hàng loạt những thói quen có thể giúp tôi giảm tối thiểu những suy nghĩ và dễ dàng hơn trong việc điều khiển những suy nghĩ khi chúng có ý định nhen nhóm trong đầu.
Contents
1. Hầu hết những thứ mà bạn lo lắng thì lại chẳng bao giờ xảy ra
Tôi thích câu trích dẫn này của Winston Churchill:
“ Khi tôi nhìn lại tất cả những lo lắng, tôi nhớ câu chuyện của một người đàn ông lớn tuổi , trên chiếc giường bệnh ,nói rằng, ông phức tạp hóa cuộc sống của mình, và hầu hết chúng chưa bao giờ xảy ra”.
Và tôi cũng kiểm chứng điều này rất đúng trong cuộc sống của chính mình.
Nên khi bạn cảm thấy sự lo lắng bắt đầu tìm về thì hãy hỏi bản thân điều này:
Có bao nhiêu trong số những điều làm tôi sợ hãi có thể xảy ra trong cuộc sống thực sự đã xảy ra?
Nếu bạn như tôi thì câu trả lời sẽ là : rất ít. Và những điều rất hiếm nữa mà có thể xảy ra hầu hết lại còn chằng đau đớn hoặc tồi tệ như tôi đã nghĩ.
Lo lắng thường chỉ là một con quái vật bạn cứ tự dựng lên trong đầu mình thế thôi.
Tôi thấy rằng cứ tự hỏi chính mình câu này thường xuyên và nhắc nhở bản thân rằng với những nỗi lo mà chắc chắn có thể xảy đến trong cuộc đời thì làm thế nào để giảm tối thiểu chúng, khiến chúng trở nên dễ dàng và dễ dàng hơn để bình tĩnh và dừng việc những suy nghĩ lo lắng lại trước khi chúng trở lại là một “quả cầu tuyết” tiêu cực to đùng.
2. Tránh bị mất cảm giác trong những nỗi sợ hãi mơ hồ.
Khi những nỗi sợ cảm giác rất mơ hồ trong tâm trí bạn, khi bạn mất đi sự quyết đoán rõ ràng thì dễ lắm việc phóng đại những lo lắng và dẫn đến những kịch bản đầy thảm họa.
Nên hãy tìm một sự khẳng định rõ ràng trong tình huống mà nỗi sợ hãi đang gia tăng như vậy bằng cách hỏi chính mình’
Thật lòng và thực tế mà nói thì cái gì là điều xấu nhất có thể xảy ra?
Khi tôi trả lời những câu hỏi này thì tôi sẽ theo sát nó và dành chút thời gian trong việc tìm ra rằng tôi có thể làm gì nếu cái điều khá là không bình thường đấy xảy ra
Theo kinh nghiệm cá nhân, điều chán nhất mà có thể thực sự xảy ra là nó thường không đáng sợ như những gì tôi cứ tự dựng lên với nỗi sợ hãi mơ hồ.
Chỉ cần một vài phút trong việc tìm ra một cách rõ ràng theo cách này có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian, năng lượng mà lại đầy đủ nhất cho bạn.
3. Đừng cố đoán xem người ta đang nghĩ cái gì
Cố gắng để đọc suy nghĩ của người khác thường không hiệu quả lắm. Thay vì như vậy, nó lại còn rất dễ dẫn đến việc tự tạo ra những phóng đại và cả một kịch bản tồi tệ trong đầu bạn.
Nên hãy chọn con đường mà ít lo lắng cũng như hiểu lầm nhất.
Giao tiếp và hỏi bất cứ điều gì bạn muốn hỏi
Bằng cách làm như vậy bạn sẽ cởi mở hơn trong mối quan hệ và có cảm giác hạnh phúc hơn cũng như tránh được những xung đột và tiêu cực không đáng có.
4. Hãy nói không với những tình huống ở nơi mà bạn biết rằng bạn không thể nghĩ ra ngay được.
Theo thời gian, khi tôi đói hoặc tôi nằm trên giường và cảm thấy buồn ngủ thì tôi bỗng dễ bị trở nên tổn thương về tinh thần. Và sự lo lắng có thể dễ dàng bắt đầu bủa vây lấy tâm trí tôi.
Trong quá khứ, điều này thường mất thời gian mà chẳng thú vị chút nào.
Còn bây giờ, tôi thấy thành thạo hơn trong việc nắm bắt những ý nghĩ đó nhanh chóng và nói với bản thân mình là:
không, không, chúng ta không nghĩ về những thứ này ngay bây giờ.
Và rồi tôi tiếp tục tự nhủ:
Tôi sẽ quay trở lại vấn đề này một thời gian nữa khi tôi biết rằng đầu óc tôi có thể nghĩ tốt hơn bây giờ.
Giống như việc tôi vừa ăn xong. Hoặc là còn ngái ngủ vào buổi sáng.
Việc này cũng khá mất thời gian để thực hành áp dụng một cách thành thục và hiệu quả nhưng mà nó cũng mang đến một sự khác biệt lớn trong cuộc sống của tôi.
5. Nhớ rằng, chẳng ai nghĩ về bạn và những việc bạn làm nhiều như bạn nghĩ đâu.
Họ đã đủ bận rộn để nghĩ về việc người khác nghĩ về họ như nào. Và với những suy nghĩ về cái gì là gần gũi nhất với họ như bọn trẻ, thú cưng, những người bạn ở cơ quan hoặc ở trường.
Vậy nên đừng đánh mất mình bằng sự sợ hãi về việc mọi người nghĩ gì về mình hoặc nói gì về những việc mình đang làm. Đừng để những suy nghĩ vớ vẩn đó giữ chân bạn.
6. Hoạt động
Một vài thứ khá hiệu quả và phù hợp như là hoạt động để đào thải bớt những căng thẳng bên trong và thoát ra khỏi việc lo lắng thái quá.
Tôi cũng thấy rằng hoạt động- đặc biệt là với việc thả lỏng cơ thể- khiến tôi cảm thấy quyết đoán và tập trung hơn.
Vậy nên hoạt động đã giúp tôi xây dựng một TÔI mạnh mẽ hơn cả động lực của chính mình để tiếp tục làm việc cho những lợi ích tinh thần tuyệt vời sẽ tới.
7. Hãy để những việc bạn làm được biết đến.
Đây là một trong những điều tôi rất thích. Bởi vì nó có vẻ như là rất có hiệu quả.
Bằng việc để cái nỗi lo “to đùng” của bạn được biết đến và kể nó với ai đó thân thiết với bạn thì tình huống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì nó thực sự có thể xảy ra.
Việc khai thông đầu óc này trong vài phút cũng có thể đem lại một sự khác biệt rất lớn và sau một thời gian bạn có thể bắt đầu nhận ra là bạn đang lo lắng về cái gì trước tiên.
Đôi lúc người khác sẽ lắng nghe và đánh giá bạn qua cách mà bạn thể hiện qua các tình huống bên ngoài.
Ở một thời điểm khác nó có thể rất có ích để giúp những người khác tạo cái nền cho bạn và giúp bạn tìm một quan điểm thực tế và hữu dụng trong việc xử lí tình huống.
Nếu bạn không có ai để chia sẻ ngay lúc đó về vấn đề đang bủa vây trong đầu óc bạn thì hãy để nó thoát ra bằng việc viết về nó. Chỉ cần để nó thoát ra khỏi đầu và giãi bày nó với chính lòng mình trong một tờ giấy hoặc là một bài viết trong máy tính của bạn có thể giúp bạn bình tĩnh và đánh giá rõ ràng.
8. Tập trung thời gian ở ngay những phút giây hiện tại.
Khi bạn dành quá nhiều thời gian để làm sống lại quá khứ trong đầu thì nó lại dễ dàng bắt đầu nhồi nhét những lo lắng về tương lai. Còn khi bạn tập trung vào tương lai thì cũng rất dễ bị vùi trong những ảo tưởng.
Vậy hãy tập trung nhiều thời gian và sự tập trung vào thời điểm hiện tại
Hai trong số những cách ưa thích của tôi để trở về với hiện tại:
- Chậm lại. Bất cứ thứ gì thời điểm hiện tại mà bạn đang làm, hãy làm chúng chậm lại. Đi lại, trò chuyện, ăn uống và đạp xe chậm hơn. Bằng cách này bạn sẽ hiểu rõ cái gì đang xảy ra xung quanh bạn
- Gián đoạn và tái kết nối. Nếu bạn cảm thấy bạn bắt đầu lo lắng thì nên khựng lại suy nghĩ đó bằng việc hét vào trong đầu bạn rằng: DỪNG LẠI! Sau đó tái kết nối với thời điểm hiện tại bằng việc chỉ dùng 1-2 phút để tập trung 100% vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Hãy cảm nhận nó bằng tất cả những gì bạn có. Cảm nhận, nhìn, thưởng thức nó, nghe nó mơn trớn làn da bạn.
9. Chỉ cần tái tập trung vào những bước nhỏ nhất bạn đã có thể tiếp tục tiến lên rồi.
Để vứt bỏ những lo lắng trong đầu tôi thấy rằng sẽ rất, rất hữu ích để bắt đầu tiếp tục công việc bằng việc giải quyết hoặc cải thiện bất cứ thứ gì tôi còn băn khoăn.
Nên tôi sẽ hỏi bản thân:
Bước đi nhỏ nào mà tôi có thể làm ngay để cải thiện tình huống hiện tại tôi đang mắc kẹt?
Sau đó tôi tập trung vào việc đi từng bước đó. Rồi lại một bước nhỏ nữa, tìm nó và giải quyết nó.
Nguồn Stop Worrying