Ta không chinh phục những đỉnh núi, mà là chinh phục chính mình.
– Edmund Hilla
Sự từ chối luôn rất khó chấp nhận, dù bạn có mổ xẻ nó ra sao chăng nữa. Nhưng đó cũng là một sự thực tế khó tránh khỏi của cuộc sống, và khả năng của chúng ta để đối mặt với thất bại và sự từ chối có liên quan đến việc quyết định mức độ thành công và hạnh phúc của chúng ta.
Hạnh phúc không phải là trạng thái đối lập của sự phiền muộn – mà là sự kiên cường, theo nhà tâm lí học Peter Kramer. Hãy nghĩ về những người bạn ngưỡng mộ nhất – nhiều người trong số họ đã không có được vị trí như bây giờ chỉ bằng việc lướt qua cuộc sống mà không gặp phải những trải nghiệm tiêu cực hay một thất bại nào. Đa số họ nổi bật lên nhờ khả năng đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, một sự thật hiển nhiên được phản chiếu trong vô số những câu nói truyền cảm hứng về sức mạnh của lòng kiên trì (như Winston Churchill nói “Chính lòng dũng cảm để tiếp tục mới là điều quan trọng.”)
Vậy thì làm thế nào những người kiên cường khác biệt với những người bị tê liệt bởi mỗi thất bại và trở ngại.
Đây là bảy thói quen của những người đặc biệt kiên cường – và những cách giúp bạn có thể cải thiện khả năng của riêng mình để đương đầu với những thách thức.
Họ hoàn toàn trải nghiệm cả những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực.
Bồi đắp tính kiên cường không phải là sự lạc quan mù quáng. Thay vì chỉ nhìn vào mặt tốt của vấn đề và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, người kiên cường để chính mình trải nghiệm những gì họ đang cảm nhận thấy trong bất kì tình huống nào, dù là tốt hay xấu, theo như tác giả cuốn Tích cực. Barbara Fredrickson.
“Người kiên cường không cố gắng che dấu những cảm xúc tiêu cực, mà thay vào đó cho phép chúng ở cạnh những cảm xúc khác,” Fredrickson đề cập trong cuốn Trải nghiệm cuộc sống. “Vậy là cùng một lúc, họ đang cảm thấy “Tôi buồn vì điều đó,” và cũng có thể đang nghĩ “nhưng tôi biết ơn vì điều này.””
Contents
Họ lạc quan một cách thực tế.
Một nghiên cứu bởi Đại học quốc gia Đài Loan đã tìm ra rằng việc thích ứng một thái độ “tích cực một cách thực tế,” cái mà kết hợp góc nhìn tích cực của những người lạc quan với lối nghĩ phê phán của những người bi quan, có thể tăng cường sự hạnh phúc và tính kiên cường.
“Mỗi lần những người lạc quan một cách thực tế đối mặt với một vấn đề hay một thách thức, họ sẽ không nói “Tôi không có sự lựa chọn là đây là điều duy nhất tôi có thể làm,” nhà nghiên cứu Sophia Chou chia sẻ. “Họ sẽ sáng tạo, và lập ra một kế hoạch A, kế hoạch B và C.”
Họ khước từ sự từ chối.
Sự từ chối phá vỡ lòng tự trọng và sự tự tin của chúng ta, khiến ta chìm sâu hơn với mỗi trở ngại và thất bại theo sau, Elaine Dundon, nhà sáng lập của nhóm đổi mới, đã nói vậy trong bài TED Talk của bà về chủ đề này, bổ sung thêm, “Sự từ chối cũng lấy đi niềm vui của chúng ta.”
Nhưng sự từ chối là điều không thể tránh khỏi, và đối mặt với nó một cách hiệu quả là rất cần thiết để trở nên kiên cường hơn. Người viết nên blog HuffPost là Alex Pattakos nhận định, việc chọn để khước từ sự từ chối có thể đảm bảo rằng “bạn không trở thành một tù nhân với những suy nghĩ của chính mình.”
“Điều quan trọng là ta hiểu được rằng mỗi người trong một không gian khác nhau và, trong một vài trường hợp, dù bạn có nói hay làm gì chăng nữa, họ cũng sẽ luôn từ chối bạn cùng những ý tưởng của bạn,” Pattakos nói, đồng thời giải thích rằng việc thiết lập tâm thế này giúp bạn không phải một mình giữ sự khước từ trong lòng.
Họ tạo dựng hệ thống hỗ trợ lớn mạnh.
Khi bạn bị ngã đau, có được những nguồn lực giúp bạn đứng dậy, bao gồm việc có người để nương tựa vào, là rất quan trọng. Một nghiên cứu năm 2007 đã phát hiện ra rằng sự ủng hộ xã hội có thể thực sự tăng cường sự kiên cường trước căng thẳng.
Họ để ý (và đánh giá cao) những điều tích cực dù là nhỏ nhất.
Người kiên cường rất giỏi trong việc xoay xở với “tỉ lệ tích cực” của mình, theo Fredrickson. Điều này có nghĩa là họ để ý và đánh giá cao những niềm vui và chiến thắng nhỏ nhặt – cái giúp họ không cảm thấy như thể “mọi thứ” đang không suôn sẻ. Nghiên cứu của bà chỉ ra rằng một tỉ lệ 3:1 của những trải nghiệm tích cực so với tiêu cực là lí tưởng cho việc bồi đắp tính kiên cường và gia tăng hạnh phúc.
Họ tìm ra những cơ hội phát triển và học hỏi
Người kiên cường tìm ra những trải nghiệm phát triển giúp tăng cường sự tự lực và kĩ năng tự đưa ra quyết định của mình, tạo cho họ sự tự tin trong khả năng đứng lên từ thất bại.
“Khi cảm nhận về khả năng tăng lên, những cá nhân có thể phản ứng hiệu quả hơn trong những tình huống không quen thuộc và mang tính thách thức và kiên cường khi đối mặt với thất bại và thử thách.” Kathleen M. Sutliffe và Timothy J. Vogus viết trong Việc tổ chức cho sự kiên cường.
Nhưng người đã làm chủ được nghệ thuật của sự kiên định hiểu rằng những trở ngại và thách thức có thể là những cơ hội học hỏi tuyệt nhất với họ. Một vài trong số những người thành công nhất thế giới đã từng bị sa thải, và đã sử dụng trải nghiệm đó để học thêm điều gì đó về bản thân mình.
“Tôi đã làm việc cho American Harper’s Bazaar…Tôi đã bị đuổi việc,” Anna Wintour đã từng nói. “Tôi cho rằng nếu tất cả các bạn đều bị đuổi việc, đó là một trải nghiệm học hỏi quý báu.”
Họ không ngừng biết ơn
Lòng biết ơn được biết đến với khả năng tăng cường sức khỏe và hạnh phúc – và những người luôn biết ơn có thể có được sức khỏe sinh lí cũng như tâm trạng tốt hơn những người chỉ tập trung vào tranh cãi và phàn nàn.
“Tôi trở nên biết ơn khi mình bị sa thải,” Sallie Krawcheck, từng là một trong những người điều hành nữ quyền lực nhất của phố Wall, đã giải thích trong hội nghị phụ nữ Huffington Post, “Vận luật thứ ba: Định nghĩa lại thành công vượt ra ngoài tiền tài và quyền lực,” “Tôi đã nói “Bao nhiêu người cần bị sa thải và nó xuất hiện ở mặt trước của tờ Wall Street Journal?””
Krawcheck nói rằng lòng biết ơn không chỉ đã giúp bà giải quyết với việc bị sa thải, mà nó còn giúp bà nhìn thấy toàn cảnh những áp lực hằng ngày của cuộc sống.
“Sao tôi có thể vượt qua được tất cả mọi chuyện?” Krawcheck nói “Tôi không ngừng biết ơn.”
Nguồn : How To Bounce Back From Failure — Over And Over Again