Khả năng kiểm soát cảm xúc và giữ bình tĩnh trước sức ép có mối liên hệ trực tiếp đến sự thực hiện hành động của bạn. TalentSmart vừa tiến hành nghiên cứu với hơn một triệu người, và nhận ra rằng những người thể hiện tốt nhất rất giỏi trong việc điều khiển cảm xúc của mình trước tình huống căng thẳng để giữ bình tĩnh và nắm quyền kiểm soát. Thực tế là, áp lực có thể gây nên những tổn thương cho sức khỏe tâm sinh lí của một người. Điều nan giải với vấn đề áp lực (và sự lo lắng song hành với nó) là rằng đó là một thứ cảm xúc hoàn toàn cần thiết. Não bộ của chúng ta căng thẳng đến độ khó để hành động cho đến khi ta cảm nhận được ít nhất chút trạng thái cảm xúc nào đó. Trên thực tế, sự thực hiện đạt đỉnh dưới những kích hoạt đến từ những mức độ căng thẳng vừa đủ. Nếu áp lực không lưu lại lâu, nó hoàn toàn vô hại.
Nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley tiết lộ một khía cạnh tích cực của việc trải nghiệm những mức độ căng thẳng vừa phải. Nhưng nó đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giữ áp lực trong tầm kiểm soát. Nghiên cứu được dẫn dắt bởi cựu nghiên cứu sinh Elizabeth Kirby tìm ra rằng sự xuất hiện của áp lực khiến não bộ sản sinh ra những tế bào mới giúp cho việc cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ xảy ra với áp lực ngắt quãng. Ngay khi áp lực đi từ một vài khoảnh khắc thành một trạng thái trì trệ, nó ngăn chặn khả năng phát triển tế bào mới của não bộ.
“Tôi nghĩ rằng những khi áp lực đến một cách gián đoạn có lẽ là những gì khiến não bộ tỉnh táo hơn, và bạn làm việc tốt hơn khi bạn tỉnh táo,” Kirby nói. Đối với động vật, áp lực ngắt quãng là phần đa những gì chúng trải qua, dưới hình thức của những đe dạo sinh lí trong môi trường tạm thời của chúng. Đã từ lâu, điều này cũng đúng với con người. Bởi khi não người tiến hóa và trở nên phức tạp hơn, ta phát triển khả năng lo lắng và giữ lại những sự việc, tạo ra những trải nghiệm căng thẳng ứ đọng về lâu về dài.
Ngoài việc gia tăng nguy cơ bệnh tim, trầm cảm và béo phì, căng thẳng còn làm giảm khả năng nhận thức của bạn. Dù vậy, may thay, trừ khi một con sư tử đang truy lùng bạn, đa số những áp lực của bạn chịu ảnh hưởng và nằm trong tầm kiểm soát của chính bạn. Những người thành công nhất có những phương cách đối phó thành thục của riêng mình trong những tình huống căng thẳng. Điều này giảm thiểu mức áp lực bất kể chuyện gì đang xảy ra trong môi trường của họ, đảm bảo rằng áp lực họ gặp phải bị gián đoạn và không kéo dài lâu.
Trong khi tôi đã tìm hiểu được vô số phương thức hiệu quả những người thành công áp dụng khi đối mặt với áp lực, những gì theo sau là mười trong số những cách tốt nhất. Một trong số chúng có vẻ như rất hiển nhiên, nhưng thách thức thực sự nằm ở việc nhận ra khi nào bạn cần dùng đến chúng và có điều kiện tài chính để thực sự thực hành chúng bất kể áp lực của bạn là gì chăng nữa.
Contents
Họ Trân Trọng Những Gì Mình Có
Hãy dành thời giờ xem xét những gì bạn thấy biết ơn vì có chúng không chỉ đơn thuần là điều đúng đắn phải làm. Nó còn cải thiện tâm trạng, bởi nó giảm thiểu hooc-môn gây căng thẳng cortisol đến 23%/ Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học California, Davis nhận ra rằng những người hằng ngày làm việc với một thái độ biết ơn có một tâm trạng, năng lượng và nền tảng sinh lí tốt lên rõ rệt. Có vẻ như là những mức độ cortisol thấp hơn đóng một vai trò chủ chốt trong điều này.
Họ Tránh Đặt Câu Hỏi “Sẽ Ra Sao Nếu?”
Câu hỏi “Sẽ ra sao nếu” như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng và lo âu. Mọi thứ có thể diễn tiến theo hàng triệu hướng khác nhau, và bạn càng dành nhiều thời gian lo lắng về những khả năng, bạn sẽ càng dành ít thì giờ cho việc hành động để lấy lại bình tĩnh và kiểm soát áp lực của mình. Những người điềm tĩnh luôn hiểu rằng việc hỏi “Sẽ ra sao nếu?” sẽ chỉ đưa họ đến một nơi mà họ không muốn – hay không cần – đi đến.
Họ có cái nhìn tích cực
Những ý nghĩ tích cực khiến áp lực bị ngắt quãng bằng việc tập trung sự chú ý của não bộ vào thứ gì đó hoàn toàn nhẹ nhõm, thư thãi. Bạn phải cho bộ não lang thang của mình một chút giúp đỡ bằng việc tỉnh táo chọn ra điều gì đó tích cực để nghĩ đến. Bất kì ý nghĩ tích cực nào cũng sẽ nhận được sự chú ý của bạn. Khi mọi thứ đang diễn ra xuôi chèo mát mái, và bạn đang trong tâm trạng tốt, điều này tương đối dễ. Khi mọi điều tồi tệ ập đến, và đầu óc của bạn bị lấn át bởi những ý nghĩ tiêu cực, đây không còn là chuyện đơn giản. Trong những trường hợp như vậy, hãy nghĩ đến ngày của bạn và tìm ra một điều tích cực đã xảy ra, dẫu có nhỏ nhặt thế nào cũng được. Nếu bạn không thể nghĩ ra chuyện gì đó trong ngày, hãy nhớ lại ngày trước, thậm chí tuần trước đó. Hoặc có lẽ bạn đang mong chờ một sự kiện thú vị để dành sự chú ý của mình. Điều quan trọng là bạn phải có thứ gì đó tích cực sẵn sàng chuyển sự chú ý của mình tới khi ý nghĩ trở nên tiêu cực.
Họ Ngắt Kết Nối
Biết được tầm quan trọng của việc ngắt quãng áp lực, thật dễ dàng để nhìn ra cái cách mà việc dành ra những thời gian nghỉ thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng của mình.
Khi bạn khiến bản thân sẵn sàng làm việc 24/7, bạn tiếp xúc với một chướng ngại của những tác nhân gây áp lực liên tục. Hãy để bản thân được thư thái và thậm chí “phặp” – tắt ùm một cái. Ngắt kết nối điện thoại mang lại cho cơ thể bạn sự thư thái, thoát khỏi một nguồn căng thẳng đến dồn dập. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một việc đơn giản như chặn hộp thư đến có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn.
Công nghệ khiến cho sự giao tiếp có thể liên tục và tạo sự mong đợi bạn có thể làm việc hết công suất 24/7. Nếu một email làm thay đổi dòng suy nghĩ của bạn và khiến bạn nghĩ về công việc có thể xuất hiện trên điện thoại bất kì lúc nòa, bạn rất khó có thể tận hưởng một giây phút khoai thai thư thái ngoài lề công việc. Nếu việc tách ra khỏi những giao thiệp liên quan đến công việc vào những buổi tối trong tuần là quá khó, vậy còn ngày cuối tuần thì sao? Hãy chọn ra những khoảng thời gian bạn có thể làm việc độc lập và ở trạng thái không online. Bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự thư giãn những đợt nghỉ này mang lại và cách chúng cắt giảm áp lực bằng việc nạp lại tinh thần cho một tuần làm việc mới. Nếu bạn đang lo ngại về những hậu quả xấu của việc áp dụng bước này, trước hết hãy thử làm vậy ở những thời điểm bạn không có vẻ bị liên lạc – có lẽ là vào sáng chủ nhật. Khi bạn thoải mái hơn với điều đó, và khi những đồng nghiệp bắt đầu chấp nhận khoảng thời gian bạn ngắt kết nối, hãy dần dần mở rộng lượng thời gian bạn tránh xa những thứ đồ công nghệ.
Họ Hạn Chế Việc Hấp Thụ Caffeine
Việc uống cà phê sản sinh ra những hooc-môn nhất định. Hooc-mon lại là nguồn của phản ứng“đấu tranh hay là bay”, một cơ chế sinh tồn khiến bạn đứng lên và đấu tranh hoặc biến đi nhanh khi đối diện với mối đe dọa. Cơ chế đấu tranh hay bay tránh suy nghĩ có định hướng, thay bằng một phải hồi nhanh hơn. Điều này tuyệt vời khi một con gấu đang đuổi theo bạn, nhưng không quá tuyệt vời khi bạn đang hồi đáp lại một email cụt ngủn. Khi caffeine đặt não bộ và cơ thể bạn vào trạng thái nổi dậy quá mức này, cảm xúc của bạn lấn át hành vi. Áp lực mà caffeine tạo ra khác xa với sự ngắt quãng, bởi nửa sự tồn tại của nó đảm bảo rằng nó dành thời gian tuyệt vời nhất của mình tìm cách thoát ra khỏi cơ thể.
Họ Ngủ
Tôi đã nhay đi nhay lại điều này hàng năm trời và không thể nào nói hết được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với việc gia tăng trí thông minh cảm xúc (EQ) và kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn. Khi bạn ngủ, não bộ nạp lại theo nghĩa đen, sắp xếp lại những kí ức trong ngày và lưu trữ cũng như loại bỏ chúng (nguyên nhân của những giấc mơ), vậy nên bạn thức giấc thật tỉnh táo và thanh lọc đầu óc. Sự kiểm soát bản thân, sự chú ý và trí nhớ, tất cả đều bị giảm sút khi bạn không có đủ – hoặc đúng loại – giấc ngủ. Thiếu ngủ làm tăng nồng độ hooc-môn gây căng thẳng, thậm chí không cần có sự hiện hữu của tác nhân gây căng thẳng. Những dự án căng thẳng thường khiến bạn cảm thấy như thể bạn chẳng có thời gian để ngủ, nhưng việc dành thời gian để có một giấc ngủ đêm ngon lành thường là điều giữ lại quyền kiểm soát mọi việc cho bạn.
Họ Loại Bỏ Những Cuộc Độc Thoại Nội Tâm Có Chiều Hướng Tiêu Cực
Một bước lớn trong việc điều khiển căng thẳng liên quan đến việc ngăn ngừa những chuỗi độc thoại nội tâm tiêu cực. Bạn càng bận tâm với những ý nghĩ tiêu cực, bạn càng tạo cho chúng thêm quyền chi phối. Đa số những suy nghĩ tiêu cực của chúng ta chỉ là những ý nghĩ, không phải thực tế. Khi bạn thấy mình tin vào những điều bi quan và tiêu cực mà giọng nói nội tâm thốt ra, đó là lúc bạn nên dừng lại và viết chúng ra giấy. Dừng lại những việc bạn đang làm và viết ra những gì bạn đang nghĩ. Một khi bạn đã dành thời gian làm chậm lại động lực tiêu cực của ý nghĩ, bạn sẽ trở nên lí trí hơn và có thể suy nghĩ một cách rõ ràng để đánh giá tính đúng đắn của chúng.
Bạn có thể cá rằng những câu nói của mình không đúng bất cứ lúc nào bạn dùng những từ ngữ như “không bao giờ”, “tệ nhất”, “từng”, v…v… Nếu lời thoại của bạn vẫn giống những sự thật khi đã viết ra giấy, hãy đưa cho một người bạn hay đồng nghiệp mà bạn tin tưởng và xem liệu anh/ cô ta có đồng tình với bạn hay không. Và rồi sự thật nhất định sẽ lộ ra. Khi có cảm giác như thứ gì đó luôn luôn hoặc chẳng bao giờ xảy ra, đó chỉ là xu hướng đe dọa tự nhiên của não bộ thổi phồng tần suất hay mức độ nghiêm trọng được giả định của một sự việc. Việc xác định và đặt tên cho từng ý nghĩ bằng việc phân tách chúng với thực tế sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy tiêu cực và hướng đến một góc nhìn mới tích cực hơn.
Họ Định Hình Lại Quan Điểm Của Mình
Căng thẳng và lo lắng được tăng lên bởi quan niệm bị méo mó của ta về sự việc. Rất dễ để nghĩ rằng những hạn chót không tồn tại, những ông sếp không khoan nhượng, và giao thông ngoài tầm kiểm soát là những lí do khiến ta luôn căng thẳng, áp lực. Bạn không thể kiểm soát hoàn cảnh, nhưng bạn có thể điều khiển cách bạn hồi đáp đến chúng. Vậy nên trước khi bạn dành quá nhiều thời gian nghiền ngẫm thứ gì đó, hãy dành ra một phút xem xét nó theo điểm nhìn của mình. Nếu bạn không chắc khi nào mình cần làm điều này, hãy thử tìm kiếm những gợi ý rằng sự lo lắng của bạn có thể không tương thích với tác nhân gây lo lắng. Nếu bạn đang nghĩ với những lời thoại rõ ràng, dứt khoát như “Mọi thứ sẽ không suôn sẻ” hay “Sẽ chẳng có gì ra hồn cho xem,” đó là khi bạn cần định hình lại tình huống. Một cách tuyệt vời để sửa thành tố ý nghĩ không hiệu quả này là liệt kê ra những thứ cụ thể đang thực sự không suôn sẻ hay phát huy tác dụng. Thường thì bạn sẽ chỉ đưa ra được một vài thứ – không phải mọi thứ- và phạm vi của những tác nhân này sẽ trông giới hạn hơn ban đầu.
Họ Hít Thớ
Cách dễ dàng nhất để ngắt quãng căng thẳng nằm ở một việc bạn phải làm mỗi ngày như một lẽ tất yếu: hít thở. Sự thực hành của việc sống trong khoảnh khắc hiện tại với việc hít thở sẽ bắt đầu rèn luyện não bộ của bạn tập trung đơn thuần vào duy nhất một nhiệm vụ sẵn có và loại bỏ sự căng thẳng. Khi bạn đang thấy áp lực, hãy dành vài phút tập trung vào việc hít vào thở ra. Đóng cửa lại, xua đuổi những vật quấy nhiễu, và chỉ ngồi trên ghế và thở. Mục đích là để dành toàn bộ thời gian chỉ chăm chú vào việc thở để giúp ngăn ngừa đầu óc khỏi việc bơ vơ lang thang mơ hồ. Hãy nghĩ về những cảm nhận có thể có khi hít vào thở ra. Nghe có vẻ giản đơn nhưng không hề dễ dàng để làm chúng trong một hai phút. Cũng ổn thôi nếu bạn bị sao nhãng bởi một ý nghĩ khác; điều này chắc chắn xảy ra ban đầu, và bạn chỉ cần mang lại sự tập trung đến nhịp thở. Nếu việc tập trung dường như quá khó cho bạn, hãy thử đếm mỗi lần hít vào thở ra từ một đến 20, rồi bắt đầu lại từ số một. Đừng lo nếu bạn đếm nhầm hay có vấn đề gì; bạn luôn có thể bắt đầu lại.
Nhiệm vụ này dường như quá dễ hoặc thậm chí là ngu ngốc, nhưng bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi sự bình thản bạn cảm nhận được sau cùng và nó dễ hơn như thế nào để gạt bỏ những ý nghĩ gây sao nhãng mà dường như đã khắc sâu vĩnh viễn bên trong não bạn.
Họ Dùng Đến Hệ Thống Giúp Đỡ
Nghe thật hấp dẫn làm sao, tuy nhiên hoàn toàn vô hiệu, khi nỗ lực tự mình giải quyết mọi chuyện. Để có sự bình tĩnh và năng suất, bạn cần nhận ra điểm yếu và yêu cầu sự giúp đỡ khi cần đến nó. Điều này có nghĩa là nhờ cậy đến hệ thống trợ giúp khi tình thế rất gay go khiến bạn cảm thấy bị áp đảo. Mỗi người đều có ai đó nơi làm việc hay ngoài công sở ủng hộ mình, đứng về phía họ, và sẵn sàng giúp họ tận dụng triệt để tình thế khó khăn ấy. Nhận dạng được những cá nhân này trong cuộc sống và cố gắng tìm kiếm khả năng cảm nghiệm và sự trợ giúp khi bạn cần đến. Một việc đơn giản như nói về những âu lo sẽ cung cấp một đề cương cho sự lo lắng, căng thẳng và cung cấp cho bạn một cách nhìn mới cho một tình huống hoàn toàn mới lạ. Hầu hết mọi thời điểm, người khác có thể nhìn ra một giải pháp mà bạn không thể bởi vì họ không đầu tư tâm trí vào vấn đề như bạn. Hãy nhờ cậy sự giúp đỡ để làm dịu áp lực và củng cố thêm mối quan hệ với những người bạn trông cậy đến.
[sociallocker id=1614]
Nguồn : How Successful People Stay Calm
[/sociallocker]