Hãy nghĩ đến điều gì đó trong đời mà bạn luôn muốn đạt được nhưng lại chưa thể.
Thứ gì đó tận sâu bên trong. Dù là vì bạn chưa bắt tay vào làm việc đó, quá e dè để lao vào, hay bạn đã thử và thất bại một cách đau đớn. Hãy nhớ lại trong đầu bạn thất bại lớn ấy của cuộc đời. Có lẽ bạn đang ở giữa nó ngay lúc này.
Lẽ dĩ nhiên là, tất cả chúng ta đều làm hỏng những thời điểm quan trọng. Đó là điều rõ ràng. Dĩ nhiên, một vài trong chúng ta giỏi hơn những người khác, nhưng chuyện đó cũng khá là rõ ràng. Và rồi có những người cứ mãi mụ mị trong những khoảnh khắc “lẽ ra nên – đã có thể” suốt cuộc đời y như tập giấy vệ sinh tôi từng treo dọc nhà hàng xóm mình khi còn là một đứa nhóc – một thất bại quá dai dẳng đến nỗi nó gần như là nghệ thuật.
Trở lại những ngày đào tạo về việc hẹn hò của tôi, khi mà tôi thường xuyên giúp đàn ông với những vấn đề khó khăn và sâu kín nhất của họ (không có ý chơi chữ), người ta thường hỏi tôi đâu là nguyên nhân thất bại lớn nhất tôi từng gặp.
Câu hỏi ấy nằm trong ngữ cảnh về phụ nữ và việc hẹn hò – có nhiều thất bại, nhưng đâu là chìa khóa đến những thất bại của họ? Và họ đã có thể tránh được điều đó bằng cách nào?
Nhưng vấn đề lớn nhất tôi nhận thấy ở những người đàn ông ấy không chỉ riêng biệt cho việc hẹn họ. Rất dễ để tìm cách hỏi số điện thoại của một phụ nữ.
Việc giải quyết với nỗi sợ bị từ bỏ và sự quấy rầy tinh thần ấy đang ảnh hưởng tới tất cả các mối quan hệ của bạn? Đó là một chút có liên quan hơn.
Khả năng là, một sự đấu tranh sâu sắc trong một mặt của đời bạn sẽ lan sang những mặt khác (số khách hàng đã từng thất nghiệp tôi có đơn thuần là một minh chứng cho điều này). Những nguyên tắc của thất bại hiếm khi bị thành kiến. Những hành vi và ý nghĩ làm tổn hại bạn ở một mặt nào đó trong đời sẽ săn lùng bạn ở những mặt khác. Sự e dè khi muốn đề nghị hẹn hò với một cô gái có lẽ hiện hữu trong thất bại của bạn để chuyển đến một thành phố mới, nhận công việc mới, sự rụt rè khi ở quanh những đồng nghiệp áp chế của bạn, các mối quan hệ thụ động – hung hăng với các thành viên trong gia đình.
Khi đối mặt với những cơ hội lớn nhất của cuộc đời, đa số chúng ta đều quá sợ hãi. Và rồi ta thực hiện một vài chiến lực để né tránh sự đau đớn và áp lực gắn với việc đạt được ước mơ của mình. Dưới đây là 10 trong số những chiến lược thông thường nhất mà miễn cưỡng tôi có thể nghĩ ra. Ta sẽ bắt đầu từ cái đơn thuần nhất và tiến dần đến phần sâu nhất. Hãy tiếp tục nào!
Contents
1. Bạn sợ nổi bật giữa đám đông
Emerson từng viết, “Xã hội ở mọi nơi đều mang âm mưu chống lại sự tự lực cánh sinh của mỗi một thành viên trong đó.” Người ta không thích việc người khác thay đổi hay làm điều gì đó mà khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc không đảm bảo. Việc thúc đẩy bản thân để đạt đến tầm vĩ đại của chính mình đe dọa sự tự mãn của những người quanh ta, động chạm đến những ước mơ đã bị dập tắt cũng như tiềm năng chưa đạt đến của họ. Trong nhiều trường hợp, những người này thường cố trút giận. Nó khiến họ tự đặt nghi vấn cho chính mình, điều thực sự khó cho đa phần chúng ta để giải quyết.
Tôi đã nói với một đối tác kinh doanh qua mạng đêm hôm trước. Anh ta đã bắt đầu một vài thương vụ online. Một số đã thất bại. Một số đã làm ra tiền. Tất cả chúng đều là những cuộc đấu tranh. Anh đã dành thời gian đi du lịch vòng quanh thế giới và trở về nhà cho những kì nghỉ, nơi mà cha anh ngay lập tức bảo anh ta rằng anh cần “sống thực tế” và có một “công việc bình thường.”
Thực tế đơn giản của cuộc sống: nếu bạn muốn làm nên điều gì đó đáng kinh ngạc, thứ gì đó khiến bạn nổi bật lên giữa những người còn lại, thì bạn phải trở nên thoải mái với việc khác biệt so với đám đông. Người ta sẽ nghĩ bạn kì dị, điên rồ, ích kỉ, ngạo mạn, vô trách nhiệm, nhiễu sự, ngu xuẩn, thiếu tôn trọng, ăn no rĩnh mỡ, không an toàn, xấu xí, nông cạn,v…v… Những người gần gũi với bạn nhất sẽ thường trở thành những người khắt khe nhất. Nếu bạn có những ranh giới yếu ớt và không tự tin với những ý tưởng cũng như ước muốn của bản thân thì bạn sẽ chẳng thể tiến xa với nó.
2. Bạn không đủ kiên cường
Năm 2009, nhà văn mới xuất hiện Karl Marlantes cuối cùng đã xuất bản cuốn Matterhorn, một cuốn tiểu thuyết dựa theo những trải nghiệm của ông trong chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách đã trở thành một cơn địa chấn. Tờ New York Times đã gọi nó là “một trong những cuốn tiểu thuyết có sức tàn phá và chuyên sâu nhất từng được viết ra từ bất kì cuộc chiến tranh nào.” Mark Bowden, tác giả cuốn sách bán chạy nhất Black Hawk Down đã tuyên bố nó là cuốn sách vĩ đại nhất từng có viết về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mất đến hơn 35 năm của Marlantes để xuất bản được cuốn sách của mình – hơn nửa quãng đời của ông. Ông đã viết lại bản thảo 6 lần tách biệt. Trong 2 thập kỉ đầu tiên, các nhà xuất bản gần như chẳng đọc đến nó, huống chi là khước từ nó.
Đa số chúng ta từ bỏ vì điều gì đó ta đam mê quá sớm. Và bất kì người thành công nào cũng đều có chung hàng đống những sự đấu tranh và kiên cường bền bỉ. Đúng như ta vẫn thường nghe, chẳng có gì đáng có lại đến một cách dễ dàng.
3. Bạn thiếu đức tính khiêm tốn
Có nhiều người người kia đã hoàn thành một chút và quyết định rằng họ là một chuyên gia. Tính khiêm tốn là việc biết những gì bạn không biết.
Trong thế giới bán hàng trực tuyến và kinh doanh qua mang như hiện nay, tôi bắt đầu để ý một trào lưu từ vài năm trước ở những người chủ kinh doanh mà tôi gặp. Những người thích khoe khoang khoác lác, người thường xuyên nói huyên thuyên về những thành tựu của họ, phóng đại những thành công của bản thân và phá nát sự chú ý từ bầu không khí quanh họ – họ cùng lắm chỉ thành công ở mức trung bình. Đôi lúc họ chả hề thành công một chút nào,…Họ vẫn có công việc hằng ngay và thậm chí sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên họ luôn sẵn sàng hơn ai hết khi tuôn ra hàng tá lời khuyên già dặn với bất kì ai và tới những người sẽ lắng nghe họ nói.
Nhưng những người là triệu phú tự thân lập nghiệp chính đáng, những người thực sự đã leo lên đến đỉnh cao trong ngành công nghiệp của họ, họ thường thừa nhận họ không biết một câu trả lời, họ hạ thấp những thành công của mình (hoặc thường là chẳng bao giờ đề cập đến chúng). Thay vào đó, họ thường xuyên chỉ ra những điểm yếu của mình và cách để học hỏi nhiều hơn.
Điều này chẳng tạo cho tôi ấn tượng về sự ngẫu nhiên nào hết.
4. Bạn thất bại trong việc kết nối và tạo dựng những mối quan hệ vững chắc
Tôi là một kẻ cô đơn quanh năm. Tôi cũng là một kẻ thích kiểm soát yếu đuối với những dự án của bản thân. Dù đó là cảm giác bấp bênh hay ám ảnh, hay sự ngạo mạn đơn thuần thì tôi đang gặp rắc rối với việc cho phép người khác ảnh hưởng lên bất cứ việc gì tôi đang xử lí hoặc dồn tâm huyết lên. Nó phản tác dụng. Một mình nó nhấn chìm những khát vọng trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp của tôi ngày nào (một ngành công nghiệp dựa gần như hoàn toàn vào việc kết nối) và tôi nhất định là đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội suốt những năm ấy cùng với việc kinh doanh qua mạng của mình vì sự do dự để liên hệ và kết nối với những người khác mà có thể giúp đỡ tôi.
Người ta vẫn nói rằng 66% những người được thuê làm một công việc đều biết một ai đó trong công ti đang tuyển dụng họ. Nhưng thậm chí trong thế giới không chuyên nghiệp, sự cô lập có thể làm hại bạn cũng nhanh không kém. Thay vì trở nên túng quẫn, bạn chỉ đơn thuần trở nên đau khổ. Việc tạo ra thật nhiều các mối quan hệ xã hội cũng như tình cảm phụ thuộc vào khả năng gặp gỡ mọi người và kết nối với họ trong một phong thái có ý nghĩa. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sống thiếu sự liên hệ xã hội thường xuyên cũng thiếu lành mạnh ý như việc hút thuốc lá.
5. Bạn thà cãi lại lời khuyên thay vì nhận lấy nó
Chiếc vé nhanh đảm bảo cần rút ra: hãy cố gắng làm đúng thay vì làm tốt. Tôi không quan tâm dù nó là gì chăng nữa, nếu bạn đầu tư hơn vào việc tranh cãi về quan điểm của bạn chống lại những người kia đang cố giúp bạn hơn là bạn đang tự hoàn thiện bản thân, thì bạn đã từ bỏ một cách hiệu quả. Và đối với tất cả những cuộc bàn tán khôn ngoan của bạn, bạn vẫn quá ngu ngốc để nhận ra điều đó.
Để thành công ở bất kì điều gì, có một vòng phản hồi phải luôn được đặt đúng chỗ: thử làm điều gì đó -> nhận phản hồi và kết quả -> học hỏi từ phản hồi và kết quả-> thử làm gì đó mới.
Những người kiên quyết cãi cho bằng được cái lí do vì sao điều họ đã luôn tin tưởng là đúng đắn (dù không hề phát huy hiệu quả) đang phá vỡ một cách hiệu quả cái chuỗi trên và không chấp nhận những phản hồi. Do đó họ sẽ chẳng bao giờ thay đổi.
Chưa kể đến rằng mọi người luôn nhận được lời khuyên từ những người khác, nhưng bạn nên chấp nhận phản hồi dù bạn có tin nó là phù hợp hay không, đừng cố cãi cọ để trông như thể bạn luôn đúng.
Những người chịu đựng vấn đề này có xu hướng cực thông minh hoặc luôn cảm thấy bấp bênh. Đó là một sự kết hợp tồi, vì người ta càng thông minh, họ càng có khả năng hợp lí hóa cho những lời biện minh vớ vẩn của họ, và sự hiểu biết của họ càng được dùng đến như một cỗ máy phòng ngự để bảo vệ bản ngã yếu đuối của họ.
6. Bạn quá bị sao nhãng
Những dòng tin mới trên Facebook, Tweeter, Reddit, Imgur, kiểm tra mail, rồi lại Facebook, trở lại Imgur, lại một chuỗi truyện tranh thú vị, đăng lên Facebook, kiểm tra lại mail, tin nhắn trên Facebook, hình mèo ngộ nghĩnh, phải tweet ngay lên Tweeter, vào Reddit tìm thêm nhiều hình mèo như vậy nữa, lại nữa và cứ tiếp diễn như vậy.
Tôi xin lỗi nếu tôi vừa mô tả đa phần cuộc sống hiện tại của bạn.
Nhưng tai họa của chứng rối loạn bão hòa sự tập trung không chỉ giới hạn với những tương tác truyền thông xã hội vô bổ. Trước đó trong năm nay, tôi đã thíử nhiệm với việc từ bỏ thể thao và chính trị trong khoảng một tháng. Tôi đã bị một phen choáng váng trước lượng thông tin tôi từng cho là thiết yếu và quan trọng sớm tạo cảm giác chỉ là những điều vô nghĩa – những thông tin giải trí giật gân đã từng khiến tôi nhấn vào xem thay vì cung cấp thông tin và tác động lên cuộc đời tôi.
7. Bạn không chịu trách nhiệm cho những gì xảy đến trong cuộc đời mình
Nó cũng được biết đến như là một chứng rối loạn kiểu có lí do cho mọi thứ. Để sửa chữa vấn đề trong đời mình, bạn phải có quyền năng trước chúng. Bạn không thể kiểm soát được mọi mặt của đời mình trừ khi bạn chịu trách nhiệm cho chúng. Do đó nếu bạn không chịu trách nhiệm cho những gì xảy đến với mình, bạn thất bại.
Có vô số những tình huống trong đời mà có thể dường như hoàn toàn bất công và khó có thể vượt qua, như việc Chúa quyết định tè vào món bỏng ngô của bạn chẳng hề công bằng, và bạn chẳng thể làm được gì với chuyện đó.
Tôi biết rằng thật cám dỗ khi đổ lỗi những vấn đề của bạn lên một nhân tố bên ngoài nào đó, để khăng khăng rằng điều đó là không thể, rằng đó không phải là lỗi của bạn, rằng bạn đã không thể làm được gì để cứu vãn nó, bạn thấy đấy, đó là Abu – người lái xe taxi đã vô tình đâm vào chú chó của một cậu bé nhỏ nào đó và người ấy đã tấp vào lề đường để xem liệu mọi chuyện có ổn không đang gây ra một sự trì hoãn 30 phút rất không cần thiết, và cảnh sát đến và tra hỏi bạn cho đến khi họ nhận ra bạn đã mời cậu Timmy bé nhỏ tí chút bia để làm cho cậu ấy cảm thấy tốt lên – vv, để giúp anh ta xóa sách cả thập kỉ chực chờ của chấn thương và hình ảnh lề đường loang máu mà nhất định sẽ ám ảnh phần tư đầu tiên cuộc đời cậu – và ngừng cuộc than khóc lại, lạy chúa, thằng nhóc ấy có thể cứ khóc, bạn chỉ đang cố gắng giúp đỡ, để làm rõ tâm thần kém phát triển của cậu ta với một chút cồn; nhưng xem kìa, rồi toán cảnh sát đến và kẻ say xỉn tội nghiệp kể cho họ về vụ bia, kể cho họ nghe mọi chuyện, tất cả mọi chuyện NGOẠI TRỪ việc bạn chỉ là một người tốt bụng, điều bạn dĩ nhiên chẳng được lợi lộc gì; và bạn tôi ơi, đó chẳng phải là lỗi của bạn khi cảnh sát quan tâm thái quá đến những quy định về rượu bia dành cho trẻ em; dù gì chăng nữa đó là một người theo Đạo đức chủ nghĩa, một phần tử phát xít; và bạn hỡi, tôi xin lỗi tôi đã không đứng ra; đó không phải lỗi của tôi, tôi hứa rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa; luôn có đám cưới lần hai mà, đúng không? Tôi sẽ không ở tù vì điều đó đâu, tôi hứa đấy.
Vâng, những kẻ như vậy thật chết tiệt.
8. Bạn không tin rằng điều đó là có thể
Tôi khá là đói, do đó tôi sẽ tìm kiếm bên ngoài điểm được đánh dấu này để đến với hệ thống Dagobah (3$ một giờ, thời gian hoàn hảo) nơi mà Jedi Master Yoda sẽ kể cho bạn về:
Đây không phải là một kiểu khẳng định hay sự thị uy vớ vẩn. Không có năng lực siêu nhiên nơi làm việc tại đây (vâng, với Master Yoda thì có, nhưng với chúng tôi thì không). Những niềm tin trong tiềm thức của đầu óc về sự có thể cung cấp thông tin về mức độ nỗ lực và kì vọng thành công từ hành vi của cơ thể. Chẳng hạn như, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vận động viên có những niềm tin tích cực về khả năng của chính họ thể hiện tốt hơn nhiều những người với những niềm tin chính xác hay tiêu cực về khả năng của chính họ.
9. Bạn quá sợ phải bận tâm
Nhiều người mắc phải căn bệnh thờ ơ. Họ thiếu một niềm đam mê rõ ràng và đích thực. Họ không sẵn lòng đầu tư bản thân hoàn toàn vào một phi vụ làm ăn, một dự án hay một công việc ưa thích. Nhiều người trong họ từ bỏ một cách chóng vánh. Những người khác thì mất hứng. Nhiều người thiếu kĩ năng cần thiết để thậm chí là bắt đầu.
Sự lãnh đạm kinh niên là một cỗ máy phòng thủ âm ỉ. Nó làm suy yếu động cơ và động lực cần thiết để vượt qua điều đó. Nhiều người vô thức quá sợ hãi phải đầu tư bản thân vào thứ gì đó vì việc dốc hết sức mình vào nó có thể có nguy cơ dẫn đến thất bại và thất bại có nguy cơ dẫn đến nhiều ý nghĩ mà tinh thần của họ chưa sẵn sàng đối mặt: những câu hỏi về giá trị của bản thân, tài năng, sự xứng đáng được yêu thương, vv
Hãy nhìn xem, tôi chẳng phải Freud (nhà thần kinh và tâm lí học người Áo), nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những người bị làm tê liệt bởi sự thờ ơ của mình không vượt qua nó cho đến khi một vấn đề tình cảm khác nào đó trong đời họ bị moi ra, giải quyết và loại bỏ.
10. Từ sâu thẳm đáy lòng, bạn không nghĩ mình xứng đáng với những gì bạn muốn
Nhiều (hoặc đa số) những mục trên thực sự là những lí do nền tảng cho nguyên nhân sâu xa này: tin rằng bạn không xứng với những gì bạn muốn. Nhiều người trong chúng ta, từ sâu thẳm đáy lòng, đã chôn dấu những niềm tin và cảm xúc về bản thân không dễ chịu gì. Có thể ta bị trêu chọc nhiều về việc chậm lớn, hay bố mẹ hay cô thầy bảo rằng ta sẽ không làm nên trò trống gì, hoặc ta bị phạt vì quá thông minh bởi bọn bạn. Dù là gì chăng nữa, có gì đó đã xảy ra. Và điều gì đó bên trong chúng ta và kết quả là khiến ta cảm thấy không thoải mái với ý tưởng của việc hoàn thành quá nhiều điều tuyệt vời.
Doanh nhân và nhà cố vấn kinh doanh Sebastian Marshall đã viết trong cuốn sách của mình Ikigai như thế này:
Đêm hôm trước, tôi đã nói chuyện với bạn mình. Tôi nói, “Nếu anh làm điều này, tôi khá chắc rằng bạn có thể có được khách hàng đầu tiên của mình với mức giá 400 đô một giờ trong vòng 90 ngày.” Đó sẽ phải là ưu tiên hàng đầu của anh ta trong 90 ngày tới, nhưng nó sẽ có khả năng phát huy tác dụng.
Mục tiêu chủ chốt của anh ta bây giờ là sự tự do tài chính hoàn toàn. Và tôi đã nêu ra một kế hoạch sẽ đưa anh ta đến đó.
Nhưng liệu anh ta có làm như vậy không? Tôi hỏi anh.
Anh ta khúm núm đáp “Không đâu. Tôi sẽ không.”
“Vậy thì, đó là một câu hỏi đáng giá triệu đô. Tại sao anh lại không?”
Anh trả lời, “Tôi không biết. Tôi thậm chí chẳng thích nghĩ về nó, nhưng rồi tôi sẽ cố. Tôi không biết, nỗi sợ chăng? Tôi phải đối mặt với mức tiềm năng của mình và sự thật rằng tôi không đủ khả năng làm việc đó? Có vẻ không đúng cho lắm chăng? Tôi không cảm thấy sẵn sàng? Tôi không nghĩ mình xứng đáng được nhiều như vậy? Tôi nghĩ mình sẽ phải học tập thêm nữa đã? Tôi không biết nữa.”
Tại sao người ta lại không thực hiện điều đó?
Vâng, tôi đề nghị giúp người ta làm ra tiền miễn phí, vạch ra một kế hoạch kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện, đề nghị giúp đỡ. Và hơn 80% bọn họ không chấp nhận nó.
Đó lại là một câu hỏi hóc búa khác về lòng tự trọng: bạn luôn tìm ra một cách để loại bỏ những gì bạn cảm thấy không thực sự thuộc về mình. Độ cao và những gánh nặng của thành công khiến một vài người cảm thấy như một ông vua còn những người khác lại thấy mình như một tên lừa đảo. Với nhiều người, việc đạt được những gì họ muốn quy tụ tiếng nói vớ vẩn ở đằng sau đầu óc họ, thúc mạnh vào những bấp bênh và nỗi sợ của chính họ cho đến khi họ tìm ra một cách để phá hủy mọi thứ họ đã dày công gây dựng. Đó có thể là một mối quan hệ với người tốt nhất bạn từng yêu; một công việc mơ ước bạn không thể ép buộc mình nhận lấy; một cơ hội sáng tạo một lần trong đời mà bạn phớt lờ vì những công việc “thực tế” hơn; có thể đơn thuần là việc nói chuyện với những người bạn thực sự ngưỡng mộ và cảm thấy mình như một bóng ma.
Dù nó có là gì chăng nữa, đống dày những hoài nghi cứ cao dần lên và tìm một cách, luôn tìm ra cách, để hủy hoại nó cho bạn – để khiến bạn tự mình hủy hoại nó, vì bạn – và đó là sự thật phũ phàng nhất. Đó là bạn. Không có thứ gì khác trong phương trình này.
Và nếu bạn vẫn cứ một mực phủ nhận nó, nỗi sợ đó sẽ vẫn quanh quẩn thường trực và vẫn mãi là một rào cản vô hình, một tấm film rõ ràng tách bạn khỏi hạnh phúc, bị dồn đẩy và chẳng bao giờ vỡ vụn. Những vấn đề này có thể được giải quyết. Nhưng nó thật đau đớn và đòi hỏi quyết tâm cao độ. Và rồi luôn có một tầng khác, chìm sâu bên dưới, thêm nỗi sợ, luôn hiện hữu, thứ gì đó mà ta cuối cùng sẽ phải đối mặt hết lần này qua lần khác.
Nhưng nếu bạn không tin tôi, hãy tin vào Yoda
Nguồn : 10 reasons why you fail