Vài tháng trước, vợ tôi là Gail và tôi đã tham dự một buổi gặp mặt trong ngành tại một cuộc hội thảo. Gần như ngay lập tức, tôi bị cuốn hút bởi một tác giả đang không ngừng phàn nàn về tất cả những kẻ bất tài vô dụng trong cuộc đời ông.
Ông cằn nhằn về người đại diện văn chương của mình, công ti sách, và nhà xuất bản của ông. Dường như chẳng ai đáp ứng đúng tiêu chuẩn của ông hết. Tôi đã cố chuyển chú đề, nhưng ông ta vẫn khăng khăng tiếp tục.
Cuộc nói chuyện làm tôi cảm thấy rất không thoải mái. Cuối cùng tôi không thể chịu nổi nữa và phải viện cớ bỏ đi. Tôi thấy mình khá thô lỗ, nhưng tôi chẳng muốn lãng phí thời gian vào những ý kiến đầy tiêu cực của ông ta.
Khi tôi nghĩ về điều này, tôi nhận ra việc phàn nàn về người khác có hại ra sao. Người bạn nhà văn của tôi không khiến tôi nghĩ xấu hơn về những người ông nói đến; nó khiến tôi có quan điểm xấu hơn về ông ấy.
Việc phàn nàn về người khác có thiên hướng làm tổn thương bạn theo bốn cách cụ thể.
Contents
1. Nó huấn luyện não bộ bạn.
Tôi còn nhớ khi tôi mua chiếc Lexus đầu tiên của mình. Tôi chưa bao giờ thực sự để ý đến những chiếc xe Lexus trước đó. Nhưng đột nhiên, chúng dường như có mặt khắp mọi nơi. Điều này biểu thị nguyên tắc rằng bạn nhìn thấy nhiều hơn những gì bạn để ý. Nếu bạn tập trung vào sai phạm của người khác, bạn sẽ thậm chí tìm ra nhiều hơn thế.
2. Nó khiến bạn khổ sở.
Người bạn nhà văn của tôi không hề hạnh phúc. Khiếu hài hước của ông đầy ác ý và mỉa mai. Ông ấy dường như có quyền quyết định và vẫn không thỏa mãn. Thái độ của ông ấy thực sự có hại – đó là lí do vì sao tôi cảm thấy cần tránh càng xa càng tốt. Ông ta có tính lây nhiễm!
3. Mọi người xa lánh.
Một trong những hậu quả của việc phàn nàn là rằng những người lành mạnh không muốn ở quanh bạn. Họ né tránh bạn. Kết quả là, bạn mất điểm trong những cơ hội tuyệt vời, cả trong xã hội cũng như kinh doanh.
4. Mọi người không tin tưởng bạn.
Đây có lẽ là hậu quả đáng buồn nhất trong tất cả. Khi bạn tôi đang phàn nàn về những người khác, tôi bắt đầu tự hỏi, “Ông ta nói gì về mình khi mình không ở bên nhỉ?” Thế rồi sau tôi tự nhiên nghĩ rằng, tôi không tin tưởng ông ta.
Sau khi tôi ra khỏi sự có mặt của người bạn tiêu cực ấy, tôi lao vào một người bạn khác – đó là một trong những người tích cực và đáng khích lệ nhất mà tôi biết. Ông kể cho tôi về tất cả những điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc đời cũng như việc kinh doanh của mình.
Bất cứ khi nào ông đề cập đến tên một ai đó, ông say sưa kể về họ. Ông bày tỏ lòng biết ơn. Tôi không muốn rời khỏi ông ấy. Nó giống như là sự xoa dịu tâm hồn tôi.
Người bạn thứ hai của tôi quả là một người đối lập với ông bạn trước, điều đó khiến tôi nhận ra rằng có hai tâm thế và cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau với cuộc sống. Tin tốt là rằng nếu bạn là một người tiêu cực, bạn không phải sống theo cách đó.
Dưới đây là 7 bước để đảo ngược kiểu mẫu này và trở thành một người hạnh phúc mà mọi người tin tưởng và muốn ở quanh.
1. Ý thức về bản thân.
Bạn có phải là một người tiêu cực? Phải chăng bạn có thiên hướng nhìn cái cốc đã vơi một nửa hay còn đầy một nửa? Nếu bạn còn hoài nghi, hãy hỏi vợ/ chồng hoặc một người bạn thân để có những phản hồi chính xác. Sự tiêu cực làm bạn trả giá nhiều hơn là bạn nghĩ. Thẳng thắn mà nói, nó giống như mắc chứng hôi miệng vậy.
2. Đánh giá các nhu cầu của bạn.
Bạn đang cố gắng đáp ứng nhu cầu nào qua việc phàn nàn? Phải chăng là nhu cầu nối kết? Có thể là một nhu cầu được trở nên quan trọng? Liệu còn cách nào tốt và lành mạnh hơn để đáp ứng những nhu cầu đó?
3. Quyết định thay đổi.
Việc phàn nàn là một thói quen. Và cũng như tất cả những thói quen, sự thay đổi bắt đầu khi bạn làm chủ hành vi của mình và đưa ra quyết định thay đổi. Đó không cần phải là một quá trình lâu dài bất tận. Nó cần đến nỗ lực nhận thức ban đầu, nhưng rồi sẽ trở nên tự động theo thời gian. Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay.
4. Thay đổi nhân xưng của bạn.
Thay đổi quyền lực nhất xảy đến khi chúng ta điều chỉnh nhân xưng của mình. Khi tôi tuyên bố mình là một vận động viên, việc tập thể dục hằng ngày đột nhiên trở nên dễ dàng hơn. Sẽ ra sao nếu bạn nói với chính mình, tôi là một người tiêu cực và đáng khích lệ? Hành vi của bạn sẽ thay đổi ra sao?
5. Chào hỏi người khác với một nụ cười.
Theo chuyên gia về sức khỏe Ron Gutman, “việc mỉm cười có thể giúp cắt giảm mức độ căng thẳng – tăng cường những hooc-môn như cortisol, adrenaline và dopamine, và làm tăng mức tâm trạng – tăng cường những hooc-môn như endorphins.” Trong khi mỉm cười có tác động này đến bạn, nó cũng có tác dụng tương tự lên những người khác. Đây là một lí do vì sao họ vô thức muốn ở quanh bạn.
6. Bắt gặp họ làm điều gì đúng đắn.
Hệ quả tất yếu của nguyên tắc “bạn nhìn thấy nhiều hơn những gì bạn để ý” và “bạn hiểu được nhiều hơn những gì bạn để ý”. Nếu bạn bắt gặp người khác đang làm việc gì đúng đắn và khen ngợi họ vì điều đó, thử đoán xem chuyện gì xảy ra? Họ bắt đầu thực hiện điều đó nhiều hơn. Đây không phải là sự thao túng, mà là sức ảnh hưởng. Nó có tính truyền nhiễm.
7. Nói tốt về những người khác.
Tôi không có ý nói rằng bạn không nên đối phó với những cách hành xử không tốt bằng việc đối đầu với nó. Tôi muốn nói rằng bạn nên giải quyết trực tiếp với những người có liên quan hơn là phàn nàn về nó với những người chẳng dính líu đến vấn đề và cũng chẳng giúp giải quyết được gì. Lời khuyên của mẹ bạn là đúng đấy: “Nếu con chẳng có gì tích cực để nói, thì đừng nói gì cả.”
Dù rằng việc phàn nàn về những người khấc có thể làm tổn thương họ, suy cho cùng thì nó làm hại bạn nhiều nhất. Bằng việc trở nên ý thức và có chủ ý hơn, bạn có thể trở thành một người mà người khác tìm kiếm và muốn ở quanh.
Câu hỏi: Bạn có thể làm gì ngay hôm nay để trở thành một người mà người khác muốn ở quanh? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận!
Nguồn: 7 STEPS TO BECOMING A HAPPY PERSON OTHERS WANT TO BE AROUND