Sống với sự dối trá sẽ lộ ra, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Sẽ đến một ngày khi mà rủi ro của việc nằm yên trong nụ còn đau đớn hơn rủi ro nó có để nở ra.
– Anais Nin
Lần đầu tiên đọc câu trích dẫn này, tôi đã cảm thấy có gì đó thắt chặt trong tim mình.
Tôi vẫn ở trong công việc đoàn thể của mình, sống hoàn toàn mâu thuẫn với những giá trị cốt lõi của bản thân, và vẫn phủ nhận thực tế của tình hình. Cần một nhóm từ đơn giản để dứt tôi ra khỏi cơn mê và giúp tôi nhìn ra mình đã tự tạo ra nỗi đau của chính mình ra sao: bằng việc phủ nhận tôi là ai.
Và để làm gì nhỉ? Do đó tôi có thể tiếp tục là một người nào đó để gây ấn tượng với những người tôi không quan tâm đến với những lí do chẳng hề quan trọng? Thật chẳng đáng sống với sự dối trá và sống không đúng với con người thật của bạn, dù bạn có điên rồi, lập dị, bất thường hay khác biệt ra sao.
Bạn là con người thật của chính bạn. Bạn càng sớm chấp nhận điều này trong cuộc sống và tiếp tục như vậy, bạn sẽ sống trọn từng ngày một cách dễ dàng và ngọt ngào hơn.
Hãy bắt đầu với việc ghì chặt lấy nó thay vì che dấu nó dưới những lớp vỏ bọc.
Đối với tôi, khi lời nói dối trở nên quá rành rành, tôi đã chấp nhận mình là ai, từ bỏ công việc nhẹ nhàng nhưng có mức thu nhập khá của tôi, bắt đầu việc kinh doanh online, tạo nên phong cách sống trong mơ và chưa bao giờ ngoảnh lại.
Một bí mật thậm chí tôi đã không biết: Bạn sẽ không thấy nhớ lời nói dối bạn đang che dấu, vì việc sống thật với chính mình là một thiên đường thực sự.
Điều này châm ngòi cho sự bắt đầu của một hành trình tự khám phá bản thân mà tôi chia sẻ với bạn ở đây: Cách để hiểu chính bạn và cách để có lòng dũng cảm để trong cuộc đời chính xác con người bạn sinh ra, sống đúng với những giá trị cốt lõi của bạn, và sống ôn hòa với tất cả.
Bạn hiểu mình được bao nhiêu nào? Hãy sẵn sàng để tìm xem?
Bạn có thể khác biệt với phần còn lại của thế giới và vẫn thật tuyệt vời – trên thực tế, bạn tuyệt vời chính vì điều đó, không phải mặc dù điều đó.
Sự khác biệt là điều tốt. Vậy nên nếu bạn khác biệt, bạn à, thế cũng tốt thôi.
Ý tưởng là phải hiểu được điều gì làm bạn khác biệt, và khi bạn làm được điều đó, bạn trở nên hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Hoàn toàn ổn khi khám phá xem trái tim bạn muốn điều gì. Cũng hoàn toàn ok khi phớt lờ phần còn lại của thế giới, nhờ đó bạn có thể xây dựng mối kết nối với tâm hồn mình. Nó khá là khác thường, nhưng rồi sẽ ổn thỏa cả thôi, nên hãy làm như vậy. Bạn sẽ không hối tiếc việc biết về con người sống bên trong bạn.
Điều tuyệt đẹp nhất bạn từng chứng kiến trong đời sẽ là khi bạn bắt đầu hé mở ra con người định mệnh của bạn ngay từ đầu.
Đó không phải là chuyện màu sắc hay môn học bạn ưa thích. Chúng ta đang nói đến những thứ lớn hơn.
Việc biết mình vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm ra màu sắc hay môn học hay album nhạc ưa thích của bạn. Chúng ta không còn nhỏ nữa – thời điểm mà việc là “chính bạn” đồng nghĩa với việc bắt chước những người khác, hành động một cách xuẩn ngốc trong tập thể và bất chấp luật lệ, và cảm thấy bất an cả ngày dài trong lúc làm chuyện đó!
Việc biết mình là quá trình hiểu về con người bạn, ở mức độ sâu hơn bề mặt. Đó là một con đường khó đoán mà bạn phải sẵn sàng để thăm dò. Nó mang bạn mặt đối mặt với những ngờ vực về bản thân và những nỗi sợ bên trong. Nó khiến bạn nhìn lại nghiêm túc về cách bạn đang sống và đặt câu hỏi về điều đó.
Toàn bộ chuyện này có thể thật tệ trong một khoảng thời gian nhưng sau đó nó trở nên tốt hơn, và như bất cứ điều gì khác, một chút nỗ lực vất vả ban đầu trả lại tiền lãi dư thừa trong phần còn lại của đời bạn.
Việc biết mình có nghĩa là tôn trong những giá trị của bạn trong đời, những niềm tin, tính cách, những ưu tiên, tâm trạng, thói quen, cơ thể xinh đẹp của bạn, và các mối quan hệ của bạn.
Việc biết mình có nghĩa là hiểu được điểm mạnh và điểm yếu, niềm đam mê, nỗi sợ, những khát khao và ước mơ của bạn. Nó có nghĩa là ý thức được những sự khác thường và lập dị của bạn, những điều bạn thích cũng như không thích, sức chịu đựng và những giới hạn của bạn.
Việc biết mình có nghĩa là biết về mục đích của bạn được sinh ra trên đời này. Hoặc đến gần hơn với việc tìm ra tại sao!
Bạn không được sinh ra đã biết rõ về mình. Hãy vượt qua điều đó.
Bạn không biết về mình đơn giản bằng việc lớn lên và già đi. Việc biết mình là một nỗ lực không ngừng nghỉ; bạn làm nó với ý định và mục đích.
Việc không biết mình sớm muộn gì cũng trở nên rõ ràng. Một sự thất vọng yên lặng nằm sâu trong trái tim bạn khi bạn không hiểu chính mình. Bạn có thể chọn lựa việc sống với nó hoặc lờ nó đi – hoặc bạn có thể chọn việc bắt đầu trở nên hiểu nó.
Contents
Cách để hiểu bản thân trong 5 bước đơn giản:
1. Biết về tính cách của bạn
Việc hiểu về tính cách của bạn là chìa khóa đầu tiên. Bạn có quan điểm chung về những người khác, đó là một mặt.
Bạn cũng có kho dữ liệu thông tin riêng về tính cách của mình thực sự ra sao, và bạn là ai trong những khoảnh khắc riêng tư cũng như ở nơi công cộng.
Ý tưởng ở đây là biết về tính cách của bạn từ trong ra, để biết bạn là ai và không là ai. Hiểu được điều gì khiến bạn phản ứng theo một cách nhất định trong vô số những tình huống của cuộc sống. Hãy tự hỏi “Sao mình lại làm như vậy nhỉ?” và tự trả lời nó.
Bạn là ai đằng sau cái tên của mình? Những nét tính cách của bạn là gì? Bạn là ai giữa những người bạn của mình? Còn với những người lạ thì sao? Bạn vẽ nên hình ảnh như thế nào với thế giới bên ngoài?
Bạn thực sự ra sao vào một ngày tốt lành cũng như một ngày tồi tệ, khi đối mặt với thách thức hay một phần thưởng lớn? Bạn phản ứng ra sao với thế giới quanh mình?
2. Biết về những giá trị cốt lõi của bạn
Giá trị cốt lõi của bạn là những nguyên tắc đạo đức và những quy chuẩn bạn cho là quan trọng. Khi tôi làm việc với khách hàng của mình, một trong những điều đầu tiên tôi hỏi trước giờ huấn luyện của mình là một danh sách top 8 những giá trị cốt lõi của họ.
Bạn có lẽ có nhiều hơn 8 cái, nhưng top 8 đóng vai trò lớn trong việc đưa ra quyết định, tạo sức ảnh hưởng, thuyết phục, giải quyết xung đột, giao tiếp, và sống cuộc sống thường ngày.
Trong công việc của mình, trong nhà, trong tất cả các mặt của đời bạn, những giá trị nào bạn không bao giờ có thể từ bỏ? Chúng là những giá trị cốt lõi của bạn.
Phải chăng đó là tính trung thực, sự liêm khiết, an toàn hay độ linh động? Hay đó là sự tận tâm với người khác, trí khôn và sự học hỏi, sự thoải mái tài chính hay niềm vui? Bạn có đánh giá sự trung thành ở trên sự xuất sắc, trách nhiệm lên trên tham vọng, hay sự đổi mới ở trên sự cải thiện?
3. Biết về cơ thể bạn
Tuổi trẻ thật là một sự khờ dại. Trong những năm 20 của mình, tôi đã từng nghĩ mình biết rõ cơ thể mình. Tôi không khác gì một đứa trẻ. Tôi càng tìm hiểu thêm về cơ thể mình, nó càng trở nên bí hiểm và tôi càng thúc ép cơ thể mình, nó càng gây ngạc nhiên, làm tôi vui mừng và kinh ngạc. Cơ thể của bạn cũng có thể làm được điều đó.
Bạn biết cơ thể, hơi thở, những khả năng, những giới hạn về thăng bằng và độ linh hoạt của mình đến mức nào?
Bạn đã bao giờ nói “cơ thể tôi không thể làm điều này” và rằng “kiểu người tôi sẽ chẳng làm được vậy” mà thậm chí chẳng thèm thử lấy một thách thức về thể chất? Trước khi bạn đóng cửa lại trước những khả năng tuyệt diệu, hãy nhìn lại một chút. Dành thời gian để trở nên thực sự gần gũi với ngôi đền đáng yêu nhất trên trái đất, cơ thể của bạn.
4. Biết về ước mơ của bạn
Những giấc mơ, hi vọng của bạn tạo nên con đường bước vào tương lai bạn. Chúng giúp bạn xây nên cuộc đời mà bạn có thể tự hào vì được sống.
Ước mơ của bạn là rất quan trọng. Chúng đáng được theo đuổi. Đừng tin vào bất cứ điều gì ít hơn như thế.
Và bắt đầu biết rõ về những ước mơ của bạn. Biết thật tường tận chi tiết và cụ thể.
Nếu bạn muốn trở thành một nhạc công, hãy hỏi mình: Bạn muốn chơi nhạc cụ nào? Bạn muốn học đến mức độ thành thục nào? Nó sẽ là một phần lớn như thế nào trong đời bạn? Và tiếp tục như vậy cho đến khi bạn biết mọi điều về ước mơ của mình.
Hãy biết ước mơ thành một phần trong những mưu cầu thường ngày của bạn. Hãy cân nhắc chúng một cách nghiêm túc. Làm việc để đạt được chúng. Ngợi ca chúng hay vì che dấu và cảm xấu hổ vì chúng.
Đọc thêm bài : Có phải nỗi sợ đang bóp nghẹt ước mơ của bạn
5. Biết bạn thích và không thích những gì
Bạn thích những gì và cũng quan trọng không kém là, bạn không thích những gì? Câu hỏi đơn giản, ngây thơ nhưng việc biết được điều này về bản thân mang đến cho bạn nhiều sự tự tin về con người mình. Nhiều người sống trên đời chỉ thích những gì đang thịnh hành và không thích những gì không được “ngầu”. Đừng làm vậy.
Hãy dành thời gian để xác định những cái thích và không thích của bạn, và đừng xin ý kiến từ gia đình hay bè bạn của bạn. Chính bạn là người quyết định.
Việc định nghĩa những cái thích và đặc biệt là những cái không thích của riêng bạn cần đến cảm tính. Có thể thật bất lịch sự khi không thích tham dự bữa tiệc mừng em bé mới sinh hay dành ra 3 tiếng với họ hàng xa, nhưng hãy nhìn vào những phương án thay thế. Nếu bạn cứ luôn làm những điều khiến bạn thấy khó chịu và sao nhãng những gì mang đến niềm vui cho mình, bạn đã từ bỏ một phần con người bạn. Đó ít có khả năng là con đường đến với bất kì hạnh phúc nào.
Hãy sống thật với những cái thích cũng như không thích của bạn. Không ai phải thích chúng ngoại trừ bạn!
Việc trở nên biết mình cho phép bạn chạm vào nguồn hạnh phúc vượt ra ngoài những gì ta có thể tưởng tượng ra. Niềm hạnh phúc thậm chí trong cả những ngày âm u nhất.