Những bí quyết về tạo động lực đã cũ không thực sự thúc đẩy bạn sau khi bạn đọc chúng tới tận lần thứ 10, phải không? Bạn nghĩ sao về việc thay đổi điều đó? 20 bí quyết để trở nên hiệu quả từ những người cực kỳ thành công sẽ giúp bạn đánh giá lại cách tiếp cận của mình với gia đình, công việc và cuộc sống đầy sáng tạo.
Contents
1. Hãy uống cà phê giống như Beethoven.
Vâng, có thể bắt đầu ngày mới với một cốc cà phê không phải là điều gì bí mật, thế nhưng bạn có biết Beethoven đã làm như thế nào không? Ông ấy đã dùng 60 hạt cà phê mỗi cốc. Phải chăng đó là lượng cà-phê-in hoàn hảo?
2. Giữ cho ngày mới tươi tỉnh.
Một số công ty lập kế hoạch “Không Họp Vào Thứ Tư,” có nghĩa hơi lạ lùng đó là, không ai được tổ chức cuộc họp vào thứ tư. Điều này cho phép người lao động có một ngày trọn vẹn để lo công việc của họ, mà không bị chệch hướng bởi các nhiệm vụ khác hoặc các cuộc họp vô nghĩa. Điều này có thể được áp dụng trong cuộc sống cá nhân của bạn, ví dụ nếu bạn cần hạn chế truy cập Facebook hoặc giới hạn các cuộc gọi điện thoại.
3. Sắp xếp độ ưu tiên công việc của bạn.
Đừng nghĩ rằng mọi nhiệm vụ được đặt ra đều như nhau! Một vài nhiệm vụ không quan trọng như những cái khác, hoặc có thể tốn ít thời gian hơn. Cố gắng phân loại các công việc mỗi ngày và nhìn nhận cái gì có thể thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Bỏ những thứ không liên quan cũng giúp bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và năng lượng của bộ não tập trung vào những việc quan trọng hơn.
4. Làm việc ở nơi bạn có thể.
Agatha Christie không bao giờ viết ở bàn của mình, cô ấy viết ở bất cứ nơi nào cô có thể ngồi. Ernest Hemingway viết cả khi đang đứng. Thomas Wolfe, cao 198 cm, đã sử dụng nóc tủ lạnh như một chiếc bàn viết. Richard Wright đã viết ở ghế đá công viên, dù trời mưa hay nắng.
5. Chia nhỏ thời gian của bạn.
Nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh thành công đã chia nhỏ thời gian của họ thành những khoảng 15 phút một. Điều đó có nghĩa họ thực hiện nhiệm vụ trên mỗi 1/4 giờ, hay tổ chức cuộc họp chỉ trong vòng 15 phút. Điều đó khiến mỗi giờ dường như gấp thêm 4 lần, dẫn đến năng suất cao hơn!
6. Có một tư thế để nghĩ.
Truman Capote phàn nàn ông ấy không thể nghĩ được gì trừ khi nằm xuống. Proust cũng làm tương tự, trong khi Stravinsky phải trồng cây chuối!
7. Dọn dẹp tâm trí của bạn.
Nghe có vẻ phản tác dụng, phải không? Dọn dẹp tâm trí khi bạn có quá nhiều thứ để nhớ có vẻ giống như bạn đang cầu khẩn để quên đi một vài thứ. Thay vào đó, điều này giúp bạn có được một danh sách trống vì vậy bạn không còn suy nghĩ về những công việc của tuần trước. Tẩy sạch tâm trí của bạn và sau đó bắt đầu chỉ suy nghĩ về những gì bạn cần làm ngay lập tức, và sau ngày hôm nay. Nhiệm vụ cần được thực hiện vào cuối tuần này có thể chờ đợi.
8. Làm ra vẻ bạn đang trên máy bay.
Điều khó có thể thực hiện là chặn tất cả mọi người trong văn phòng của bạn để có được không gian yên tĩnh, nhưng bạn có thể loại bỏ một số phiền nhiễu bằng cách giả vờ như đang trên máy bay. Nhờ vậy, bạn có thể ra vẻ như kết nối internet bị giới hạn, bạn không thể lấy được cái gì đó từ tủ sách, và bạn không thể thực hiện các cuộc gọi vô kể. Loại bỏ những phiền nhiễu sẽ giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất và hoàn thành nó mà không bị gián đoạn.
9. Hãy thử những phương pháp khác nhau.
Vladimir Nabokov đã viết bản thảo đầu tiên cuốn tiểu thuyết của ông ấy trên những tờ phiếu danh mục. Điều này đã khiến việc sắp xếp các câu, đoạn văn và các chương xáo trộn trên các tấm thẻ trở nên dễ dàng. Nó dường như dễ dàng hơn, thú vị hơn là sao chép và dán trong Word! Khi Nabokow đã sắp xếp xong, vợ của ông ấy sẽ gõ chúng vào bản thảo riêng.
10. Có kế hoạch hành động hàng ngày.
Đừng giới hạn bản thân bạn ở một danh sách các việc phải làm! Hãy dành 10 phút mỗi ngày để vạch ra một kế hoạch hành động hàng ngày. Đó không chỉ là những gì cần phải hoàn thành ngày hôm đó, mà còn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên: Điều gì mang lại kết quả nhiều nhất? Điều gì sẽ tốn nhiều thời gian nhất? Và những mục tiêu nào sẽ được thực hiện? Dành một khoảng trống cho những suy nghĩ vẩn vơ, nơi bạn có thể viết nguệch ngoạc xuống bất cứ điều gì trong tâm trí của bạn.
11. Không bao giờ dừng lại.
Nhà văn Anthony Trollope và Henry James bắt đầu viết những cuốn sách tiếp theo của họ ngay sau khi họ hoàn thành tiến trình công việc hiện tại. Chúng ta nên làm việc không ngừng nghỉ, làm việc liên tục thay vì nghỉ ngơi.
12. Thực hiện những dự án mà bạn kinh hãi trước tiên.
Hoàn thành những nhiệm vụ đáng sợ trước có nghĩa là bạn sẽ có thời gian còn lại của ngày thảnh thơi cho bất kỳ điều gì. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn sẽ không phải liên tục nghĩ về những điều tội tệ với dự án của bạn, và làm nó có thể trở nên khó khăn hơn.
13. Có một nơi dành để làm việc.
Nếu bạn làm việc trong văn phòng, không vấn đề gì khi nói rằng chiếc bàn là nơi bạn làm việc mỗi ngày. Nhưng nếu bạn làm việc ở nhà, chắc chắn rằng bạn có một khu vực nhất định riêng biệt cho công việc. Bạn không muốn những tài liệu trải dài trên chiếc bàn ăn, và bạn không muốn cảm thấy giống như bạn không làm việc bởi vì bạn đang nằm thư giãn trên chiếc ghế dài. Dành một không gian ở đâu đó, khi bạn đến đó, bạn biết bạn đang làm việc. Đồng ý chứ?
14. Chọn 3 đến 5 việc bạn phải làm ngày hôm đó.
Danh sách những việc cần làm có thể bị lan tràn nhanh chóng. Thay vì làm một danh sách không giới hạn về mọi thứ bạn nghĩ rằng cần thiết phải làm, hãy lập danh sách hàng ngày chỉ bao gồm từ 3 đến 5 việc. Hãy đảm bảo rằng chúng là những việc cần phải được hoàn thành ngày hôm đó, vì thế bạn không tiếp tục hoãn lại hay thoái thác.
15. Làm việc mỗi ngày.
Stephen King viết mỗi ngày, và đặt ra cho bản thân mỗi ngày viết 2,000 từ. Mark Twain viết mỗi ngày, và sau đó đọc lớn tiếng cho gia đình của ông nghe và nhận sự phản hồi từ họ.
16. Đừng cố ôm đồm quá nhiều việc.
Vâng, tôi chỉ nói với bạn làm việc mỗi ngày, và bây giờ tôi lại nói với bạn không làm quá nhiều? Nó nghe có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng làm quá nhiều không có nghĩa là không chia nhỏ phần bánh để nhai. Đừng đồng ý với tất cả các dự án công việc hay các cuộc gặp xã giao để rồi một mình bạn không thể xử lý kịp và bạn sẽ ngập chìm trong đó.
17. Làm theo “Nguyên Tắc Hai Phút”.
“Nguyên Tắc Hai Phút” nổi tiếng được tạo ra bởi David Allen. Nó rất đơn giản – nếu một vài nhiệm vụ mới đến và nó có thể hoàn thành trong 2 phút hoặc ít hơn, hãy làm nó ngay lập tức. Thêm nó vào danh sách công việc cần phải làm chỉ khiến cho nhiệm vụ trở nên to lớn, hoành tráng hơn sau đó.
18. Tìm khung giờ vàng của bạn.
Giờ vàng của bạn là khoảng thời gian cao điểm của bạn. Bạn được cảnh báo, sẵn sàng làm việc năng suất và có ý định thực hiện danh sách những việc phải làm. Khi bạn đã tìm được khoảng thời gian tốt nhất, chắc chắn rằng bạn luôn rảnh rỗi để làm việc tốt nhất mà không bị gián đoạn vào lúc này.
19. Điều chỉnh thời gian biểu của bạn.
Bạn không phải nhất định tuân theo một thời gian biểu thông thường ’9 – 5′ (bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều)! Tác giả chuyên viết tiểu thuyết Anne Rice ngủ cả ngày và viết vào ban đêm để tránh phiền nhiễu. Nhà văn Jerzy Kosinski ngủ tám tiếng một ngày, nhưng không bao giờ ngủ một lúc. Anh thức dậy vào buổi sáng, làm việc, ngủ bốn tiếng đồng hồ vào buổi chiều, sau đó làm việc nhiều hơn vào buổi tối.
20. Điều chỉnh với cơ thể bạn.
Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi sau 90 phút – 120 phút khi tập trung làm việc gì đó. Hãy ghi nhớ điều này, chia nhỏ dự án khi phải làm việc cả ngày, hãy nghỉ ngơi và đảm bảo rằng bạn không bị đốt cháy.
Nguồn JOSH MEDESKI – Why Afternoon Procrastination Happens And How To Deal With It Dịch bởi Ann_bolide