Điều gì đang ngăn mọi người khỏi cuộc sống họ thực sự mong muốn?
Tôi sẽ nói rằng một lí do rất thông thường và mang tính phá hủy là rằng họ suy nghĩ quá nhiều.
Họ nghĩ quá lên những vấn đề dù là nhỏ nhất cho đến khi nó trở nên lớn hơn và đáng sợ hơn bản chất thực sự của nó. Suy nghĩ quá nhiều về những điều tích cực và rồi chúng không còn tích cực nữa.
Hoặc phân tích quá mức và phá vỡ mọi thứ và rồi niềm hạnh phúc có được từ việc tận hưởng thứ gì đó trong khoảnh khắc cũng biến mất theo.
Ngay bây giờ, dĩ nhiên, việc suy nghĩ kĩ càng về mọi thứ có thể là một điều tuyệt vời. Nhưng là một người hay lo nghĩ có thể tạo nên một ai đó luôn bất động trong cuộc sống, trở thành một người tự hủy hoại những điều tốt đẹp xảy đến trong cuộc sống.
Tôi biết điều đó. Tôi từng hay suy nghĩ quá nhiều và nó giữ tôi trì trệ theo những cách chẳng vui vẻ chút nào.
Nhưng trong khoảng tám năm trở lại đây, tôi đã học được cách để biến vấn đề này thành chuyện nhỏ đến mức nó hầu như không còn hiện diện nữa. Và nếu vậy, tôi biết mình phải làm gì để vượt qua nó.
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ 9 thói quen đã giúp tôi rất nhiều trong việc trở thành một người suy nghĩ giản đơn và thông minh hơn để sống một cuộc đời ít sợ hãy và thêm nhiều niềm vui.
Contents
1. Có một tầm nhìn rộng mở hơn
Rất dễ để bạn sa vào việc nghĩ quá về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Vậy nên khi bạn đang nghĩ đi nghĩ lại về một chuyện gì đó, hãy tự hỏi chính mình:
Chuyện này sẽ đi về đâu trong 5 năm tới? Hay thậm chí 5 tuần tới?
Tôi vừa phát hiện ra rằng mở rộng tầm nhìn bằng việc sử dụng câu hỏi đơn giản này có thể tách tôi ra khỏi quỹ đạo của dòng suy nghĩ không ngừng và giúp tôi quên đi tình huống và tập trung thời gian cũng như năng lượng vào điều gì khác thực sự quan trọng với mình.
2. Đặt ra những giới hạn thời gian ngắn cho những quyết định
Nếu bạn không có một giới hạn thời gian cho khoảng thời gian bạn dành cho việc đưa ra quyết định và hành động thì bạn có thể chỉ xoay vòng trong những ý nghĩ vẩn vơ và nhìn nhận chúng từ mọi góc cạnh trong đầu óc rất lâu.
Vậy thì hãy học cách đưa ra quyết định tốt hơn và chuyển thành hành động bằng việc đặt ra những hạn chót trong sinh hoạt hằng ngày, dù là quyết định lớn hay nhỏ chăng nữa.
Đây là những gì có hiệu quả với tôi:
– Đối với những quyết định nhỏ như việc liệu có nên đi soạn bát đĩa, hồi đáp mail hay tập thể hình, tôi thường dành cho mình 30 giây hoặc thậm chí ít hơn để đưa ra quyết định.
– Với những quyết định lớn hơn có thể mất của tôi hàng ngày hay thậm chí cả tuần để suy nghĩ trong quá khứ, tôi dùng một hạn chót trong 30 phút hoặc vào cuối ngày làm việc.
3. Trở thành một người hành động
Khi bạn biết cách bắt đầu bằng việc hành động kiên định ngày qua ngày, bạn sẽ ít bị trì hoãn hơn bằng việc nghĩ quá.
Đặt ra những hạn chót là một kinh nghiệm đã giúp tôi rất nhiều để trở thành một người có nhiều thiên hướng hành động hơn.
Bắt đầu với những bước nhỏ và chỉ tập trung vào việc hoàn thành một bước nhỏ ở một thời điểm nhất định là một thói quen khác thực sự có hiệu quả.
Nó hữu ích bởi lẽ bạn không cảm thấy bị áp đảo và vì vậy, bạn không muốn sa vào trì hoãn. Và dù rằng bạn sợ hãi, việc thực hiện một bước nhỏ là một điều đơn giản đến mức bạn không cảm thấy bị tê liệt trong nỗi sợ.
4. Hiểu rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ
Việc cố gắng nghĩ kĩ về mọi chuyện 50 lần có thể là một cách để kiểm soát mọi thứ, để che phủ hết mọi khả năng và bạn không dám phạm lỗi, thất bạn hay trông như một kẻ ngốc.
Nhưng những việc đó là một phần của cuộc sống nơi bạn thực sự mở rộng vòng an toàn của mình. Những người bạn có thể ngưỡng mộ, những người đã sống một cuộc đời truyền cảm hứng cho bạn cũng từng thất bại, cũng từng mắc lỗi.
Nhưng trong phần lớn trường hợp học cũng xem chúng như những phản hồi giá trị để học hỏi. Những thứ có vẻ tiêu cực có đã dạy họ rất nhiều và giúp họ trưởng thành hơn.
Vậy nên hãy ngừng ngay những nỗ lực kiểm soát mọi thứ. Cố gắng làm vậy chẳng có tác dụng gì bởi chẳng ai có thể thấy trước tất cả những viễn cảnh tương lai.
Dĩ nhiên, điều này nói dễ hơn làm. Vậy nên hãy bắt đầu với những bước nhỏ nếu bạn muốn.
5. Yêu cầu dừng lại trong những tình huống bạn biết rằng bạn không thể suy nghĩ một cách chín chắn.
Đôi lúc khi tôi đó hoặc khi đang nằm trên giường và sắp sửa đi ngủ, những ý nghĩ tiêu cực bắt đầu lảng vảng trong đầu.
Trong quá khứ, chúng đã có thể gây nên chút tổn thương gì đó. Nhưng giờ đây, tôi đã giỏi hơn trong việc nắm bắt được chúng nhanh chóng và nói với bản thân:
Không, không, ta sẽ không nghĩ về điều đó bây giờ.
Tôi biết rằng khi tôi đói hay buồn ngủ, đầu óc tôi đôi khi có xu hướng yếu đuối để không suy nghĩ được rõ ràng và hướng đến những điều tiêu cực.
Vậy nên tôi làm theo cụm từ của mình “không, không,…” và tôi nói với mình rằng tôi sẽ xem xét kĩ càng vấn đề này khi tôi biết rằng đầu óc sẽ hoạt động tốt hơn nhiều.
Ví dụ như thời gian sau khi tôi vừa ăn thứ gì hoặc vào buổi sáng vừa thức giấc.
Cần một ít tập luyện để tận dụng hiệu quả của điều này nhưng tôi đã khá tốt trong việc trì hoãn suy nghĩ theo cách này. Và tôi học được từ chính kinh nghiệm của mình rằng khi tôi xem lại tình huống ấy với một ít suy nghĩ điềm đạm, khoảng 80% trong chúng, vấn đề rất nhỏ đến mức hầu như không tồn tại.
Và nếu có một vấn đề thực sự như vậy, đầu óc tôi sẵn sàng ứng phó với nó tốt hơn nhiều và theo một cách mang tính xây dựng hơn.
6. Đừng bị lạc trong những nỗi sợ mơ hồ
Một cái bẫy khác tôi từng dây vào nhiều lần có tác dụng kích thích suy nghĩ nhiều và rằng tôi bị lạc trong những nỗi sợ mơ hồ về một tình huống trong cuộc sống. Và vì vậy, tâm trí tôi như điên cuồng tạo ra những viễn cảnh kinh hoàng về những gì có thể xảy ra nếu tôi làm điều gì đó.
Vậy là tôi đã học cách chất vấn bản thân: Thành thật mà nói thì, đâu là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra?
Và khi tôi đã tìm ra điều tệ nhất có thể thực sự xảy ra thì tôi cũng dành một ít thời gian nghĩ về những việc mình có thể làm nếu những thứ như thế không có vẻ gì là sẽ xảy ra.
Tôi vừa nhận ra rằng điều tệ nhất có thể thực sự xảy ra thường là việc không đáng sợ như những gì hiện diện trong đầu tôi.
Tìm ra sự rõ ràng theo cách này thường chỉ một vài phút và một ít năng lượng, nhưng nó có thể tiết kiệm nhiều thời gian và đau đớn của bạn.
7. Tập thể hình.
Điều này nghe có vẻ hơi lạ lùng.
Nhưng theo kinh nghiệm tập thể hình của tôi – đặc biệt với nâng tạ – có thể giúp tôi loại bỏ những căng thẳng và lo lắng bên trong.
Nó thường khiến tôi cảm thấy quyết đoán hơn và khi tôi trở thành một người hay nghĩ quá thì đó thường là phương pháp tối ưu để thay đổi trạng thái ấy sang thành một điều gì đó mang tính xây dựng hơn.
8. Dành thêm thời gian cho hiện tại
Sống vì hiện tại trong mỗi ngày của cuộc đời thay vì quá khứ và một tương lai mập mờ trong đầu, bạn có thể thay thế nhiều lượng thời gian bạn thường dành cho việc nghĩ quá mọi thứ lên chỉ bằng việc sống trong hiện tại bây giờ.
Ba cách tôi thường sử dụng để kết nối lại với khoảnh khắc hiện tại là:
Chậm lại. Giảm tốc độ những gì bạn đang làm bây giờ. Ví dụ như di chuyển chậm lại, nói chậm hơn hoặc đạp xe chậm hơn. Bằng việc làm vậy, bạn trở nên ý thức hơn về cách sử dụng cơ thể và những gì đang diễn ra quanh mình.
Nói với bản thân: Giờ tôi đang… Tôi thường nói với mình như này: Giờ tôi đang X. Và X có thể là đánh răng, tản bộ trong rừng, hay rửa bát. Nhắc nhở đơn giản này giúp đầu óc tôi ngừng lang thang và mang trở lại sự tập trung của tôi vào những gì đang thực sự diễn ra trong khoảnh khắc này.
Phá vỡ và tái kết nối. Nếu bạn cảm thấy mình đang sa vào việc suy nghĩ quá nhiều, vậy thì hãy phá vỡ ý nghĩ đó bằng việc – trong đầu bạn – Hét vào chính mình: DỪNG LẠI! Sau đó tái kết nối với khoảnh khắc hiện tại bằng việc dành một đến hai phút tập trung hoàn toàn vào những gì đang diễn ra quanh bạn. Dồn lực vào tất cả các giác quan. Cảm nhận nó, lắng nghe, ngửi, quan sát và cảm nhận nó với làn da của mình.
9. Dành thời gian với những người không nghĩ quá mọi chuyện
Môi trường xã hội của bạn đóng một vai trò lớn. Và không chỉ con người và nhóm gần gũi với bạn trong đời sống thực. Nhưng cũng có thể là những gì bạn đọc, nghe và xem. Những trang blog, sách, diễn đàn, phim ảnh, postcard và âm nhạc trong đời bạn.
Vậy hãy nghĩ xem liệu có nguồn nào trong đời bạn – gần hay xa – khuyến khích và có xu hướng tạo thêm nhiều suy nghĩ quá trong đầu bạn. Và nghĩ về những người hoặc nguồn có ảnh hưởng trái ngược lên bạn.
Tìm ra những cách để dành thêm thời gian và chú ý của mình với những người và nguồn có ảnh hưởng tích cực đến ý nghĩ và ít hơn với những thứ có xu hướng làm gia tăng thói quen nghĩ quá của bạn.
[sociallocker id=1614]
Nguồn : How to Stop Overthinking Everything: 9 Simple Habits
[/sociallocker]